3 loại giấy tờ cần có khi mở cửa hàng tạp hóa và thủ tục 2021

4.5/5 - (2 bình chọn)

Mở cửa hàng tạp hóa không đơn thuần như đi làm thuê mà bạn cần quan tâm rất nhiều đến các vấn đề pháp lý. Không ít anh chị chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa không hề biết mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì. Chính vì vậy trong bài viết này hãy cùng Mr Quản tìm hiểu 3 giấy tờ cần có khi mở cửa hàng tạp hóa. Kèm với đó là thủ tục mở cửa hàng tạp hóa và khoản thuế tạp hóa cần nộp.

Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì
Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì

Việc quy định mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì được thể hiện trong luật, nghị định liên quan. Vì tính chất phức tạp và nhiều văn bản nên mình sẽ đưa ra những thông tin sát nhất với nhu cầu của bạn. Tránh trường hợp viện dẫn quá nhiều thông tư, nghị định và luật khiến bạn khó nắm được vấn đề thủ tục mở cửa hàng tạp hóa.

Phân biệt giữa mở cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini

So sánh siêu thị mini và tạp hóa
So sánh siêu thị mini và tạp hóa

Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng tạp hóa và siêu thị mini giống nhau vì cùng là kiểu bán lẻ hàng hóa chứ. Nhưng trên thực tế không phải như vậy nhất là đối với áp dụng pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Sự khác nhau chính của loại hình kinh doanh tạp hóa và siêu thị mini đến từ quy mô kinh doanh và cách thức quản lý công việc kinh doanh.

Tiêu chíTạp hóaSiêu thị mini
Quy mô hàng hóaTừ 500 mã hàngTừ 1.000 – 10.000 mã hàng
Loại hình kinh doanhHộ kinh doanh cá thểDoanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH
Sự quản lýÍt hơnNhiều hơn

Từ so sánh ở trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy thủ tục mở cửa hàng tạp hóa sẽ đơn giản và gọn nhẹ hơn. Còn về các giấy tờ cần thiết thì sẽ phụ thuộc vào các sản phẩm cần có giấy tờ quy định như:

  • Giấy phép kinh doanh sản phẩm có cồn rượu bia, thuốc lá;
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với đồ khô và đồ tươi sống.

Tóm lại nếu bạn mở cửa hàng với quy mô là siêu thị mini chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khâu quản lý hơn. Nhất là khâu nhân sự cần có chứng nhận đào tạo và kiểm tra phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa

Khi bạn có ý định mở cửa hàng tạp hóa thì tốt nhất bạn nên đăng ký loại hình “Hộ kinh doanh cá thể”. Lý do chính là để đơn giản trong khâu thủ tục và số tiền thuế ít hơn. Tuy nhiên cũng có hạn chế của loại hình kinh doanh này là bạn không thể mở chi nhánh. Trường hợp muốn mở 2 cửa hàng cùng người chủ thì bắt buộc bạn phải đăng ký hình thức kinh doanh công ty.

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa
Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa

Đối tượng đứng tên mở cửa hàng tạp hóa

Theo quy định của pháp luật có 3 đối tượng có thể đứng tên mở cửa hàng tạp hóa bao gồm:

  • Người đại diện của hộ gia đình: Trường hợp tiệm tạp hóa do hộ gia đình đứng ra thành lập;
  • Cá nhân: Trường hợp chỉ có cá nhân đứng ra mở cửa hàng tạp hóa;
  • Nhóm cá nhân: Trường hợp nhóm cá nhân đồng sở hữu.

Đối tượng mở cửa hàng tạp hóa sẽ gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện/T.Xã nơi đặt cửa hàng kinh doanh. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết thì cửa hàng tạp hóa có thể đi vào hoạt động bình thường.

Giấy tờ cần có khi mở cửa hàng tạp hóa

GIấy tờ cần có khi kinh doanh tạp hóa
GIấy tờ cần có khi kinh doanh tạp hóa

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký mở cửa hàng tạp hóa theo hình thức hộ kinh doanh sẽ bao gồm 3 loại giấy tờ:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy;
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong 3 loại giấy tờ này thì bạn cần có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trước tiên. Còn đối với 2 loại giấy tờ còn lại bạn có thể bổ sung sau cũng được. Ngoài ra bạn cần xin các loại giấy phép theo hàng hóa bán tại cửa hàng theo yêu cầu:

  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá;
  • Giấy phép bán lẻ rượu, bia.

Các bước đăng ký kinh doanh tạp hóa

Trường hợp bạn đưa cửa hàng tạp hóa vào kinh doanh mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn sẽ bị phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ với mức phạt trung bình là 7.500.000đ. Do vậy bạn cần hoàn tất việc đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa theo thủ tục 3 bước sau.

Bước 1: Điền thông tin đăng ký kinh doanh

Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bạn tải mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh tại đây. Sau đó điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, người đại diện, số điện thoại;
  • Ngành nghề kinh doanh: Tạp hóa;
  • Số vốn kinh doanh: 50 triệu;
  • Số lao động: 2 lao động;

Khi đi đăng ký kinh doanh tạp hóa bạn cần mang theo bản sao công chứng CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu có hiệu lực pháp lý. Riêng đối với trường hợp thành lập cửa hàng tạp hóa theo nhóm cá nhân cần có biên bản thống nhất ý kiến của tất cả thành viên tham gia thành lập cửa hàng. Do tạp hóa là ngành đơn giản nên bạn sẽ không cần chứng chỉ hành nghề hay đảm bảo số vốn tối thiểu.

Trường hợp nếu mặt bằng kinh doanh của cửa hàng tạp hóa là mặt bằng thuê. Bạn cần phải mang theo hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh ký kết với chủ nhà. Hoặc nếu dùng mặt bằng của mình để kinh doanh thì bạn cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng)

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa

Bạn sẽ cần nộp giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể đến Phòng tài chính – Kế hoạch của Quận/Huyện/T.Xã mà cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh. Nó khác với nơi bạn cư trú nên bạn hết sức lưu ý chỗ này nhé. Sau khi nộp giấy đăng ký bạn sẽ cần nộp khoản lệ phí đăng ký kinh doanh. Mức lệ phí đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể mỗi lần là 100.000đ.

Bước 3: Nhận giấy đăng ký kinh doanh tạp hóa

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian giải quyết và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tạp hóa là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và người đăng ký hoàn tất đóng lệ phí cần thiết. Nếu quá thời gian quy định này mà bạn vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể khiếu nại. Nhưng đó là quy định thôi chứ chậm vài ngày cũng chẳng sao đâu. Hiện tại thì các cơ quan chức năng cũng xử lý rất nhanh nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Mức thuế cần đóng khi đăng ký kinh doanh tạp hóa

Sau khi bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tạp hóa theo hình thức hộ cá thể. Bạn sẽ cần đến chi cục Thuế Quận/Huyện/T.Xã đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế. Thời hạn để thực hiện việc nộp thuế khi kinh doanh tạp hóa là 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các khoản thuế khi kinh doanh tạp hóa
Các khoản thuế khi kinh doanh tạp hóa

Theo định kỳ thì vào tuần thứ nhất của tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện sẽ gửi danh sách các hộ gia đình đăng ký kinh doanh của tháng trước đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan Thuế cùng cấp và sở chuyên ngành kinh doanh.

Cửa hàng tạp hóa cần nộp 2 loại thuế:

  • Thuế môn bài: 500.000đ – 700.000đ/năm;
  • Thuế kinh doanh 300.000đ – 500.000đ/tháng.

Đối với thuế môn bài bạn cần đóng theo năm. Còn đối với thuế kinh doanh bạn sẽ đóng trước theo quý. Đối với cửa hàng tạp hóa đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì bạn không cần phải cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) đầu vào.

Lưu ý khi đăng ký kinh doanh tạp hóa

Để tránh khỏi những thắc mắc hay những phiền phức sau này. Khi đăng ký kinh doanh tạp hóa ngoài quan tâm giấy tờ cần có khi mở cửa hàng tạp hóa thì bạn sẽ cần lưu tâm những điều sau đây.

Nên đăng ký hình thức công ty hay hộ kinh doanh

Kinh doanh tạp hóa nên mở công ty hay hộ kinh doanh
Kinh doanh tạp hóa nên mở công ty hay hộ kinh doanh

Xét về mặt thủ tục đăng ký kinh doanh, thì việc đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa theo hình thức hộ gia đình hay công ty đều gần giống nhau về thủ tục. Thời gian tiêu tốn và khoản chi phí ban đầu cũng không có quá nhiều chênh lệch. Tuy nhiên sẽ có khác biệt khá lớn trong báo cáo cần gửi đến cơ quan chức năng.

Việc bạn mở công ty kinh doanh tạp hóa sẽ kéo theo sau đó một số chi phí không cần thiết như: Đăng ký chữ ký số, mua phần mềm kê khai thuế, kê khai và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đặc biệt đối với công ty bạn cần kê khai thuế theo từng tháng chứ không phải theo quý như cách làm đối với hộ kinh doanh cá thể.

Như vậy thông thường nếu bạn không có chuyên môn về thuế và kê khai thuế. Mở công ty kinh doanh tạp hóa bạn sẽ cần thuê dịch vụ kế toán bên ngoài với chi phí mỗi tháng thường dao động từ 1.500.00đ. Điều này là không cần thiết và là gánh nặng không cần có với cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ.

Làm sao để nộp thuế ít khi kinh doanh tạp hóa

Có thể bạn đã biết mức doanh thu của cửa hàng sẽ ảnh hưởng đến khoản tiền thuế bạn cần nộp cho nhà nước mỗi tháng. Tuy nhiên trên thực tế cơ quan nhà nước và cửa hàng tạp hóa rất khó kiểm soát được mức doanh thu của từng tháng. Do vậy thông thường cơ quan thuế và cửa hàng sẽ thống nhất một mức doanh thu khoán được ấn định. Từ đó cũng ấn định mức thuế mà cửa hàng tạp hóa cần đóng sẽ nằm ở mức 300.000đ đến 500.000đ.

Do vậy bạn cần thỏa thuận mức doanh thu cửa hàng tạp hóa thấp nhất có thể. Điều này giúp cho khoản tiền thuế bạn cần nộp sẽ ít đi và cũng không cần quá lo lắng cơ quan thuế sẽ đến kiểm tra doanh thu của bạn.

Kinh nghiệm làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh tạp hóa

Khi bạn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng sẽ đến địa chỉ đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa để kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Do vậy kinh nghiệm của mình khi làm giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là: Ban đầu bạn nên hạn chế nhập nhiều hàng vì sẽ rất mệt khi giải thích nếu kho hàng hỗn độn.

Bạn cần tìm nguồn cung cấp tạp hóa chất lượng, giá rẻ. Ban đầu chỉ nên nhập ít để vừa thăm dò sản phẩm bán chạy và làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó hãy quyết định nhập lượng hàng nhiều hơn sẽ tốt nhất.

Sự quan trọng của giấy tờ phòng cháy chữa cháy

Khi động đến phòng cháy chữa cháy là một vấn đề hết sức nghiêm tú và bạn phải nhìn nhận mức độ nghiêm trọng của nó. Cửa hàng tạp hóa là nơi chứa không ít hàng dễ cháy và nguy cơ cháy luôn luôn hiện hữu. Việc không đảm bảo các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, tiêu lệnh chữa cháy, đặc biệt là được đào tạo phòng cháy chữa cháy từ cơ quan chức năng rất dễ để lại hậu quả khôn lường. Do vậy mở cửa hàng tạp hóa bạn sẽ rất cần đảm bảo và có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy để kinh doanh tạp hóa bền vững.

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần nắm khi đăng ký kinh doanh tạp hóa và chủ đề mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì. Rất mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình mở cửa hàng tạp hóa của mình. Trường hợp bạn đang cần mua phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, hãy liên hệ 0929 292 606 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ Mr Quản. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Top 7 công ty cung cấp kệ bán hàng tạp hóa giá rẻ, tốt nhất

Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa tối ưu 5 – 7% lợi nhuận

Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.

Block "block-lien-he" not found

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
DMCA.com Protection Status