Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh, thủ tục 2021

5/5 - (2 bình chọn)

Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh không? Nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay đăng ký doanh nghiệp? Liệu rằng quán mở quán cafe cóc có cần giấy phép kinh doanh? Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe được thực hiện như thế nào? Liên hệ ở đâu để đăng ký kinh doanh quán cafe. Trong bài viết này Trung KiotViet sẽ giải đáp toàn bộ thông tin này để anh chị nắm được rõ.

Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh không

Về căn bản khi kinh doanh và có phát sinh doanh thu  trong thời gian dài thì bạn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Điều này được quy định rất rõ tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể cá nhân hoạt động thương mại là người tự mình thực hiện một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép để mua bán hàng hóa, dịch vụ thu lợi nhuận.

Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh
Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnl à hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Như vậy có thể nhận thấy mở quán cafe KHÔNG thuộc trường hợp không cần đăng ký kinh doanh. Như vậy mở quán cafe cần đăng ký kinh doanh. Có 2 hình thức đăng ký kinh doanh mà bạn có thể sử dụng:

  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
  • Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần.

Xem thêm: Phần mềm tính tiền quán cafe

Mở quán cafe cóc có cần giấy phép kinh doanh

Quán cafe nhỏ thực hiện hoạt động thương mại không thuộc danh mục không cần đăng ký kinh doanh. Nên về mặt pháp lý giữa quán cafe lớn và nhỏ không có sự phân biệt về nghĩa vụ. Chính vì vậy quán cafe nhỏ vẫn cần đăng ký kinh doanh anh chị nhé.

Mở quán cafe cóc có cần đăng ký kinh doanh
Mở quán cafe cóc có cần đăng ký kinh doanh

Tuy là vậy nhưng trên thực tế mình nhận thấy các quán cafe có thể chậm đăng lý kinh doanh. Tuy nhiên bắt buộc phải đăng ký vì cán bộ sẽ ít để ý tới các quán nhỏ hơn. Hoặc nếu phát hiện họ vẫn có thể châm chước cho bạn vì đăng ký chậm.

Quán cafe nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp

Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể quán cafe, thủ tụ sẽ khá đơn giản và lệ phí sẽ ít hơn. Chính vì vậy khi bạn mở quán chỉ để kinh doanh cafe, đồ uống thuần túy thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà thôi.

Trường hợp anh chị cần doanh nghiệp để giao dịch mua bán cùng doanh nghiệp khác. Bạn cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng. Lúc này bạn cần đăng ký doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Công ty cổ phần.

Việc đăng ký công ty kinh doanh cafe, bạn cần liên hệ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố để đăng ký. Bài viết này mình sẽ tập trung hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe theo hộ gia đình.

Có thể bạn quan tâm: Sang quán cafe sao để không bị lỗ

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe

Để tiền hành đăng ký kinh doanh quán cafe. Bạn cần có bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe. Sau đó gửi đến địa điểm đăng ký theo quy định. Khi nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh theo nhu cầu.

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe
Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe

Địa điểm đăng ký kinh doanh quán cafe

Bạn gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố. Nơi bạn đặt địa chỉ quán. Lưu ý không gửi tại nơi bạn ở đâu nhé.

Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu;
  • CMND công chứng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu có).

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể quán cafe

Hiện tại hộ kinh doanh cá thể cần nộp 3 loại thuế, phí sau:

  • Thuế môn bài;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế giá trị gia tăng.

Thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể

Thuế môn bài được miến nếu doanh thu 1 năm dưới 100.000.000đ (một trăm triệu đồng)

‘Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm”.

Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăn khi kinh doanh quán cafe được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC

Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Như vậy nếu cơ sở kinh doanh có doanh thu dưới 100tr/năm thì không phải nộp thuế giá trị giá tăng và thuế thu nhập cá nhân. Nếu doanh thu trên mức này thì căn cứ thông tư 92/2015/TT-BTC mức thu thuế với dịch vụ ăn uống thuế giá trị gia tăng là 3%, thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

Nộp thuế khoán theo doanh thu khoán

Ngoài phương thức nộp thuế theo thực tế doanh thu. Quán cafe hoàn toàn có thể nộp thuế theo thu nhập khoán. Cụ thể quy định như sau:

Điều 6. Khai thuế đối với các nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán

a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.

b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, …) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.

Với quy định này quán cafe đăng ký kinh doanh sẽ nộp 1 khoản thuế nhất định trên mức doanh thu ổn định của quán. Phần này cụ thể khi đang ký cán bộ Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.

Hồ sơ giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm quán cafe

Ngoài trả lời cho bạn mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh không. Một chủ đều khác mà khi mở quán cafe bạn cần quan tâm đó chính là hồ sơ giấy phép an toàn thực phẩm. Đây là điều bắt buộc mọi quán cafe đều phải thực hiện. Hồ sơ cần nộp tại Chi cục ATVSTP.

Hồ sơ giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm quán cafe
Hồ sơ giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm quán cafe

Cụ thể hồ sơ giấy phép an toàn thực phẩm quán cafe bao gồm:

  • Giấy khám sức khỏe và CMND cho tất cả nhân sự đang làm việc tại quán. Giấy khám sức khỏe phải có hiệu lực trong 12 tháng.
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
  • Giấy phép ĐKKD có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực, liên hệ bên cung cấp cà phê để lấy giấy này), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh và mặt bằng xung quanh.
  • Thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của quán cafe.
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (phần này khá dễ).
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
  • Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về chủ đề mở quán cafe có cần xin giấy phép khôngthủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe. Rất mong sẽ giúp ích cho anh chị khi mở quán cafe. Chúc anh chị thành công.

Bài viết liên quan

Hợp tác mở quán cafe phải biết 06 điều này sẽ sớm thất bại

Top 10 thương hiệu nhượng quyền cafe hiệu quả nhất 2021

09 kinh nghiệm thuê mặt bằng quán cafe cần phải biết 2021

Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.

Block "block-lien-he" not found

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
DMCA.com Protection Status