Hợp tác mở quán cafe phải biết 06 điều cơ bản này

4/5 - (4 bình chọn)

Bạn đã từng nghe câu hỏi “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau“. Câu nói này ngụ ý là làm gì cũng phải có người đi chung thì mới lâu bền được. Trên thực tế câu nói này cũng ứng một phần với việc đầu tư kinh doanh quán cafe. Tìm người hợp tác mở quán cafe giúp bạn giảm được rủi ro tài chính khi kinh doanh. Đồng thời cho thêm công sức và trí tuệ để dễ thành công hơn. Nhiều trường hợp đã phải ngậm ngùi “Làm ăn chung – Bung anh em” khi không hiểu đủ và làm đúng các nguyên tắc khi hợp tác mở quán cafe. Dựa trên kinh nghiệm thực tế và một số kiến thức hàn lâm. Bài viết này Mr Quản sẽ gửi đến anh chị những 06 lưu ý khi quyết định tìm người hợp tác mở quán cafe.

Hợp tác mở quán cafe
Hợp tác mở quán cafe

1. Ưu nhược điểm khi hợp tác mở quán cafe

Có một số anh chị nhắn tin hoặc hỏi trực tiếp mình như thế này “Trung ơi, mở quán cafe tự mở hay kiếm người hợp tác làm chung thì tốt”. Mình mới thừa nhận rằng mình không biết, mình không có câu trả lời. Bởi vì sao lại như vậy, căn bản vì kinh doanh không có công thức đúng. Có thể cách này ứng dụng với người đó, vào thời điểm đó nó thành công. Nhưng ứng dụng vào thời điểm khác, với người khác thì nó thất bại. Thậm chí cũng là một người nhưng thời điểm khác nhau nó cũng sẽ cho ra kết quả không giống nhau.

Xem thêm: Nhượng quyền quán cafe

Chính vì vậy mình cho rằng việc hợp tác mở quán cafe nó trung tính. Không đúng cũng không sai, nó chỉ phù hợp hay không và được thực hiện tốt hay không thôi. Chính vì vậy mình mong rằng anh chị có ý định tìm người hợp tác kinh doanh quán cafe cần biết rõ những ưu nhược điểm trước khi quyết định.

Ưu nhược điểm khi hợp tác mở quán caffe
Ưu nhược điểm khi hợp tác mở quán caffe

Ưu điểm của việc hợp tác mở quán cafe

Tận dụng ưu điểm của mỗi người

Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng, không ai giỏi mọi thứ cả. Có người giỏi giao tiếp, bán hàng nhưng lại không giỏi thu mua, điều hành. Có người có tiền nhưng họ không hợp với công việc phục vụ, quản lý quán cafe. Và cũng có những người không có nhiều vốn nhưng họ có thể điều hành một quán cafe đi đến thành công lớn.

Chính vì vậy khi hợp tác mở quán cafe với người khác ưu điểm đầu tiên bạn sẽ nhận thấy đó chính là tận dụng thế mạnh của từng người. Những người góp vốn, góp sức để làm với nhau sẽ đảm nhận các vị trí, vai trò khác nhau. Nhờ đó mà quán được điều hành tốt nhất.

Giảm thiểu rủi ro kinh doanh

Lấy ví dụ gần đây nhất đó là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh cafe tại Việt Nam. Đối mặt với làn sóng sang quán cafe sau dịch covid-19 bạn sẽ nhận thấy rủi ro khi kinh doanh Cafe nói riêng và F&B nói chung là rất lớn.

Giảm rủi ro khi mở quán cafe
Giảm rủi ro khi mở quán cafe

Nếu anh chị đầu tư quán cafe một mình thì sẽ là một áp lực tài chính rất kinh khủng. Từ áp lực tiền thuê mặt bằng cho đến tìm hướng kinh doanh để chống trụ với dịch. Nếu anh chị có người đầu tư chung thì rủi ro sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

Trường hợp không phải dịch Covid-19 thì nếu việc kinh doanh không đạt được kỳ vọng. Hoặc xấu hơn là bị thua lỗ vẫn có người cùng nhau gồng gánh. Có anh chị sẽ cho rằng mở quán cafe mà cứ nghĩ đến lỗ thì không có hay. Nhưng phải thưa với anh chị rằng, nếu không nghĩ đến việc mở quán cafe bị lỗ thì đến lúc nó lỗ thật thì anh chị rất dễ bị hóa “rồ” vì số tiền phải đổ vào thêm đấy.

Nhược điểm khi hợp tác kinh doanh quán cafe

Mới đọc phần ưu điểm bên trên thì khả năng sẽ có anh chị cho rằng hợp tác mở quán cafe có nhiều lợi ích đó chứ. Vậy thì nên hợp tác kinh doanh quán cafe lắm đấy chứ. Nhưng hãy bình tĩnh anh chị chỉ mới thấy mặt tốt đẹp của việc hợp tác thôi. Thực tế nó phũ phàng hơn rất nhiều. Bản thân mình đã chứng kiến không ít trường hợp mất tiền, mất bạn chỉ vì hợp tác đầu tư quán cafe đấy. Việc hợp tác mở quán cafe luôn chứa đựng những rủi ro, những nhược điểm cần phải nhận biết trước. Nếu không lường được khả năng “Làm ăn chung bung anh em” là rất dễ diễn ra.

Rủi ro rút vốn

Quán cafe đang hoạt động tốt thì không nói, chứ quán mà thua lỗ, thánh nào cũng phải bỏ vài triệu cho đến chục triệu bù lỗ kinh doanh thì khá nóng mặt. Không ít trường hợp người hợp tác mở quán cafe chung với nhau không biết trước được các giai đoạn của một quán cafe. Nên họ bị vỡ mộng ngay thời gian đầu vì thấy tháng nào cũng phải bỏ tiền bù lỗ. Từ đó họ muốn rút vốn.

Hoặc cũng có trường hợp cần tiền làm việc khác, đùng đùng đòi rút vốn. Về nguyên tắc thì không cho phép rút vốn kiểu đó, nhưng cả nể nhau hoặc người muốn rút vốn giở trò gây áp lực. Nên những người còn lại phải ngậm ngùi xoay tiền trả lại cho người đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tài chính của những người đang làm chung quán cafe này.

Tranh chấp quyền điều hành

Trường hợp góp vốn đồng đều nhau, quyền hạn cũng đồng đều nhau. Ơ thế khi xảy ra vấn đề cấn quyết định thì làm như thế nào. Không ít trường hợp cãi nhau to về đường hướng, chiến lược kinh doanh của quán. Người biết điều, biết cách xử lý và hạ cái tôi để làm việc thì không nói. Chứ gặp người nóng tính và cái tôi lớn thì rất đau đầu.

Tranh chấp điều hành quán cafe
Tranh chấp điều hành quán cafe

Chưa kể việc điều hành hoạt động thường nhất, người này ý này, người kia ý kia. Nhân viên nhìn vào họ cũng chán và nản khi lãnh đạo chẳng ai chịu nhường ai. Nghe thôi đã biết kết quả kinh doanh khi hợp tác mở quán cafe này sẽ đi đến đâu rồi.

2. Những hình thức hợp tác mở quán cafe

Có không ít hình thức hợp tác để mở quán cafe. Tuy nhiên để biết nên hợp tác với kiểu nào, với ai thì bạn cần hiểu được điểm mạnh của bản thân mình trước. Từ đó bạn sẽ thấy mình đang thiếu cái gì: Thiếu tiền mơ quán, thiếu tiền duy trì hoạt động ban đầu, thiếu mặt bằng đẹp, thiếu khả năng quản lý, điều hành, thiếu khả năng marketing, thiếu khả năng pha chế v.v

Khi đã xác định rõ những đầu việc nào, yêu cầu nào cần người sáng lập làm cùng. Điều nào bạn có thể thuê người làm được, lúc đó hãy tìm tới người làm chung. Tất nhiên để tìm được người hợp tác mở quán cafe không khó, nhưng người làm phù hợp lại cần cái duyên nữa.

Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu quán cafe là cách hợp tác mở quán cafe đơn giản và an toàn nhất. Các thương hiệu quán cafe sẽ đầu tư cho bạn thương hiệu, quy trình, công thức pha chế. Thậm chí có nhiều thương hiệu còn điều hành quán luôn, lúc đó bạn đóng vai trò góp vốn.

Có không ít thương hiệu cho phép nhượng quyền quán cafe trên thị trường. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết top 10 thương hiệu nhượng quyền cafe tốt nhất 2021 của mình để hiểu hơn về cách thức hợp tác mở quán cafe này.

Mở quán cafe cùng bạn bè

Những người bạn bè chơi chung hiểu tính nhau hay đã xác định ước mơ từ trước. Đây là lựa chọn hợp tác kinh doanh quán cafe mà mình nhận thấy khá phổ biến. Vì đã hiểu tính cách của nhau và có thời gian tiếp xúc. Chính vậy những rủi ro về uy tín và cam kết sẽ được giảm thiểu tốt nhất.

Hợp tác với bạn bè mở quán cafe
Hợp tác với bạn bè mở quán cafe

Tuy nhiên khi mở quán cafe cùng bạn bè thường sẽ gặp trường hợp cả nể. Thường thì sẽ làm chung với người không chênh tuổi nhau quá nhiều nên cái tôi và đụng chạm trong quán lý rất dễ diễn ra. Trong phần sau của bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách giải quyết những vấn đề này.

Hợp tác với người có nhiều kinh nghiệm – Chuyên gia

Nếu bạn không phải là người giỏi về mở quán cafe. Nhưng bạn lại muốn làm nó, học để xác định đây là việc kiếm tiền chính. Bạn tìm tới những chuyên gia đang làm các mô hình quán cafe để ngỏ ý làm chung. Đây là cách bạn tìm thấy công thức mở quán cafe thành công cho mình tốt nhất.

Đối với một chuyên gia trong ngành kinh doanh cafe, bạn sẽ được học rất nhiều kỹ năng của họ. Đặc biệt họ có rất ít những đầu tư và quyết định sai lầm khi điều hành quán. Họ có những công cụ quản lý kinh doanh quán cafe mà bạn sẽ òa lên về độ hiệu quả.

Tuy nhiên khi đầu tư với những chuyên gia thật sự thì bạn sẽ chấp nhận đầu tư nhiều nhưng lời ít. Đổi lại bạn học được nhiều thứ hơn để thành công trong tương lai. Đặc biệt quan trọng nhất là tìm được chuyên gia và xin được hợp tác với họ cũng là vấn đề không dễ. Đừng làm với chuyên gia tự phỏng dỏm nhé.

Hợp tác góp vốn – Đầu tư tài chính

Bây giờ bạn có một nguồn tiền nhàn rỗi, thay vì không đủ để mua đất để đầu tư, bạn cũng không thích tích trữ đô hay vàng. Bạn nhận thấy người ta làm quán cafe cũng có lời. Bạn biết được có người sắp mở quán cafe và đang cần người đầu tư tiền thêm. Bạn thấy người này, nhóm này có uy tín và khả năng thành công cao. Lúc này bạn hoàn toàn có thể đóng vai trò góp tiền để cho họ làm.

Bạn sẽ không tham gia vào quá trình điều hành, đơn giản bạn chỉ bỏ tiền vào để sở hữu một phần quán. Nếu lời thì bạn sẽ được chia còn lỗ thì bạn phải bù thêm tiền vào. Tất nhiên trong hợp đồng đầu tư bạn phải đưa ra những điều khoản để chuẩn bị cho những rủi ro.

Tham gia điều hành – CEO

Tại các công ty lớn thuê giám đốc điều hành, thường giám đốc sẽ được thưởng một phần sở hữu công ty để có động lực làm việc. Đối với quán cafe cũng vậy, nếu bạn có khả năng điều hành kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể thay vì làm thuê cho quán, bạn có thể đề nghị nhận lương ít hơn và khoản chênh lệch được tính như một khoản đầu tư vào quán.

Đối với các nhà đầu tư tài chính để hợp tác mở quán cafe khác. Họ sẽ đánh giá bạn với vai trò và động lực làm việc khác nhau. Tất nhiên bạn sẽ nỗ lực hết mình để làm quán tăng trưởng tốt vì nó giúp bạn có thêm tiền từ lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế mình chưa nhận thấy được nhiều lần hợp tác kinh doanh quán cafe chấp nhận đầu tư kiểu này.

3. Những nguyên tắc tránh làm ăn chung bung anh em

2 điều lưu ý bên trên giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề của hợp tác mở quán cafe. Vậy nếu bạn đã quyết định sẽ tìm người hoặc đã có người hợp tác. Thì những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn hợp tác vui vẻ và tránh bung anh em.

Hiểu được tiềm lực tài chính

Khi vui vẻ, bạn bè với nhau thì có thể không thẳng thắn. Nhưng khi đã kinh doanh đụng đến tiền bạc thì tốt nhất là rạch ròi để “mất lòng trước, được lòng sau”. Thông thường các phương án hợp tác kinh doanh quán cà phê sẽ là hợp tác về tài chính. Các bên sẽ đầu tư số tiền nhất định để sở hữu một phần của quán. Cũng có thể có người góp mặt bằng, có người góp tiền để đầu tư.

Nguyên tắc để có thể ấn định tỉ lệ sở hữu và phân chia lợi nhuận nên là định giá tất cả. Ví dụ có người đầu tư mặt bằng thì chắc chắn phải định giá giá thuê mặt bằng này hàng tháng để trả tiền mặt bằng cho người đó. Nếu người đó cho phép nợ thì cũng nên tính lãi suất để trả tiền trả trễ. Mình không cho việc tính toán này là lằn nhằn, nó rất rõ ràng trong tiền bạc, đó là việc rất tốt và rất nên làm.

Mở quán cafe cần bao nhiêu tiền
Mở quán cafe cần bao nhiêu tiền

Mỗi người sẽ có khả năng tài chính, đầu tư vào quán khác nhau. Đặc biệt hiểu được tiềm lực tài chính của từng người ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch đầu tư thêm hoặc góp vốn thêm. Thử nghĩ mà xem, 3 người đầu tư 600 triệu để mở quán cafe. Nhưng khi thực hiện thiếu 200 triệu nữa mà không có vốn góp thêm thì thống nhất góp thêm nữa cũng là rất đau đầu.

Chính vì vậy bài viết mở quán cafe cần bao nhiêu vốn của mình sẽ giúp anh chị xác định rất rõ bài toán tài chính khi mở quán cafe. Đặc biệt dự toán phần góp vốn thêm và quy ước từ trước là điều cần được thực hiện.

Biết được thế mạnh của từng người

Như đã được đề cập trong phần đầu bài, ngoài tiền bạc thì vận hành quán cafe cần kiến thức và khả năng. Chính vì thế những người góp vốn mở quán cafe cần phải biết được điểm mạnh của nhau. Từ đó phân chia nhiệm vụ của từng người. Đặc biệt người giữ vai trò nào thì cần được trả lương và chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Thường một hội đầu tư quán cafe sẽ cần những người như sau:

  • Giám đốc điều hành: Người trao quyền điều hành mọi hoạt động của quán;
  • Quản lý kinh doanh: Là người thường xuyên có mặt tại quán để giám sát hoạt động, hỗ trợ nhân viên;
  • Người phụ trách tài chính, mua hàng: Người này đóng vai trò quản lý tiền bạc, báo cáo kinh doanh. Hoạt động mua hàng và tối ưu giá vốn kinh doanh cũng sẽ cần một người như vậy;
  • Quản lý Marketing: Có khả năng quản lý hình ảnh, thương hiệu, định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Thường vai trò này sẽ được kiêm nhiệm bởi quản lý hoặc giám đốc điều hành;
  • Phụ trách quầy bar: Sản phẩm chiếm khoảng 30% thành công của một quán cafe. Quán cần có một người có hiểu biết nhất định về cafe, đồ uống để có thể điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Không phải lúc nào quán cafe cũng cần những người hợp tác kinh doanh đầy đủ như vậy. Bạn hoàn toàn có thể thuê người phụ trách các công việc này. Nhưng nếu bạn muốn phát triển quán và chuỗi quán cafe thì chắc chắn bạn sẽ cần những người nêu trên.

Phân chia công việc và nhiệm vụ rõ ràng

Khi đã biết được thế mạnh của từng người góp vốn kinh doanh quán cafe. Các bạn sẽ cần phân chia những đầu việc phụ trách. Mỗi người phụ trách công việc nào sẽ đều được trả lương và hoạch tính vào báo cáo kết quả kinh doanh. Đặc biệt ai đảm nhiệm công việc nào đều phải chịu trách nhiệm cao nhất cho công việc đó.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng khi hợp tác kinh doanh quán cafe
Phân công nhiệm vụ rõ ràng khi hợp tác kinh doanh quán cafe

Khi đã có phân công và mô tả công việc rõ ràng chắc chắn những xung đột trong điều hành quán sẽ rất ít xảy ra. Thậm chí nếu có diễn ra thì cứ theo mô tả công việc mà thực hiện.

Xác định mục tiêu của mỗi người từ đầu

Mỗi người khi bắt đầu hợp tác mở quán cafe thường đều sẽ có mục tiêu chung đó là lợi nhuận. Nhưng cũng có một số người có mục tiêu thêm nữa. Xét về mục tiêu lợi nhuận thì mỗi người sẽ có tiêu chuẩn về lợi nhuận khác nhau. Chính vì thế mỗi người cần thẳng thắn chia sẻ và nhận định từ đầu về mục tiêu kinh doanh. Để tránh trường hợp kinh doanh không đạt được kỳ vọng lại xảy ra mỗi người mỗi ngã nữa.

Có giao ước rút vốn rõ ràng

Mình cho rằng ít người nghĩ đến việc quy định nguyên tắc rút vốn khi đầu tư mở quán cafe. Bởi vì khi bắt đầu thì mọi thứ thường màu hồng lắm. Nhưng đây mới là cái chết của những trường hợp mở quán quán cafe theo hình thức hợp tác. Thích thì góp vốn làm chung, không thích thì đòi rút vốn và dở chứng. Không ít trường hợp người ở lại phải ngậm ngùi trả lại tiền để cho người kia đi sớm cho khỏe cái thân.

Rõ ràng trong trường hợp này người ở lại là người chịu thiệt thòi về tài chính ngắn hạn hơn. Vì họ phải xoay tiền để trả cho người rút vốn kia. Chính vì vậy các bên cần phải tiên liệu và đưa ra những nguyên tắc rút vốn trên hợp đồng hợp tác mở quán cafe:

  • Khi nào được rút vốn;
  • Giá trị rút vốn được quy định ra sao: Ví dụ rút vốn trước khi đóng dự án thì được nhận 80% giá trị còn lại của quán (chỉ tính giá trị tài sản cố định, không tính giá trị tài sản vô hình).
  • Rút vốn phải báo trước 1 tháng;
  • Những người còn lại trả vốn đầu tư trong khoảng 1-2 tháng từ ngày được thông báo rút vốn.

Các bạn quy định kỹ và rõ ràng thì sẽ hạn chế được trường hợp chia tay sớm trong đau buồn. Tất nhiên chẳng ai muốn chia tay sớm theo kiểu này cả. Nhưng không muốn không có nghĩa điều này sẽ không diễn ra.

4. Những nguyên tắc tài chính phải biết khi hợp tác mở quán cafe

Câu chuyện hùng hợp sơ bộ đã được hé mở khá đầy đủ. Vậy cụ thể hơn trong quá trình kinh doanh quán chắc chắn anh chị sẽ gặp các tình huống nó như thế này: Anh A góp vốn mở quán cafe và nghĩ rằng quán sẽ có tiền đều. Tiền lời tháng nào thì mang ra chia tháng nấy. Hoặc anh B mới thắc mắc sao lại có cái chi phí trả lương cho mấy thằng góp vốn, góp vốn thì phải làm không lương chứ. Hoặc chị C lại ý kiến sao lại có cái gọi là chi phí khấu hao ở đâu ra vậy, ai giải thích được không.

Lúc này mới là lúc đau đầu vì người có kiến thức về tài chính chưa giải thích từ đầu cho mọi người. Nhất là nguyên tắc phân chia lãi lỗ ra làm sao.

Các báo cáo hoạt động kinh doanh cần quan tâm

Đầu tiên để biết nên chia tiền ra làm sao thì những người tham gia góp vốn phải hiểu các báo cáo tài chính sau. Đặc biệt người phụ trách tài chính và hoạt động kinh doanh phải rất rõ ràng trong các báo cáo. Nếu anh chị muốn có công cụ sử dụng để đưa ra các báo cáo rõ ràng hãy dùng ngay phần mềm tính tiền quán cafe do Mr Quản cung cấp.

Báo cáo hoạt động kinh doanh

Báo cáo hoạt động kinh doanh quán cafe thể hiện lãi lỗ trong một thời gian nhất định. Thông thường các quán cafe sẽ lập báo cáo hoạt động kinh doanh hàng tháng. Báo cáo hoạt động kinh doanh cần thể hiện rõ các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh và lãi lỗ cho nhà đầu tư nắm. Bên dưới là một báo cáo hoạt động kinh doanh của một quán cafe anh chị có thể tham khảo.

Báo cáo kết quả kinh doanh quán cafe
Báo cáo kết quả kinh doanh quán cafe

Báo cáo dòng tiền

Liên quan tới vận hành quán thì chắc chắn phải dùng báo cáo dòng tiền. Khác với báo cáo hoạt động kinh doanh báo cáo dòng tiền thể hiện sự ra vào của dòng tiền trong sổ quỹ. Có nhiều trường hợp trên báo cáo hoạt động kinh doanh thì lời, nhưng trên thực tế chủ đầu tư phải đóng thêm tiền. Lý do bởi vì quán đầu tư thêm dụng cụ, thiết bị làm cho tiền ra nhiều hơn.

Một điểm khác nhau nữa của báo cáo dòng tiền và báo cáo kinh doanh là chi phí mua hàng. Ví dụ bạn bán được 300 triệu, giá vốn hàng bán trong báo cáo hoạt động kinh doanh khoản 75 triệu. Còn cửa hàng trong tháng chỉ chi tiền mua hàng 50 triệu thôi bởi vì tháng trước còn tồn nhiều.

Phân chia tiền lời

Rồi vậy nếu kinh doanh có lời thì có chia tiền lời hay không. Thông thường thời gian quán cafe chưa hoạt động ổn định thì những người hợp tác mở quán cafe nên chưa vội chia tiền. Tiền có thể mang gửi ngân hàng để lấy lời hoặc để đó như là một khoản dự trù kinh doanh. Tất nhiên người giữ tiền và người nắm báo cáo tài chính phải là 2 người khác nhau và đặc biệt không thể hợp tác với nhau để “làm bậy”.

Sau khi quán đã ổn định doanh thu và có tiền lời đều, cũng không cần tái đầu tư nữa thì tiền lời các nhà đầu tư có thể chia nhau.

Góp thêm vốn

Hàng tháng báo cáo tài chính và báo cáo dòng tiền sẽ cho nhà đầu tư biết được tình hình kinh doanh ra sao. Đặc biệt trường hợp quán bị lỗ thì các nhà đầu tư phải bù thêm tiền vào. Tuy nhiên trên thực tế quán sẽ khó lỗ luôn cả chi phí khấu hao tài sản cố định. Vì vậy về mặt tài chính quán cafe có thể khấu hao chậm vài tháng để quán hoạt động ổn rồi mới tính khấu hao để trả tiền lại cho chủ đầu tư.

Các giai đoạn mở quán cafe
Các giai đoạn mở quán cafe

Còn trường hợp quán lỗ cả phần khấu hao tài sản cố định thì khá căng thẳng đấy. Lúc này người hợp tác mở quán cafe sẽ cần góp thêm vốn theo tỉ lệ hoặc thỏa thuận góp vốn để duy trì hoạt động.

5. Phải có người điều hành và nguyên tắc ra quyết định

Việc điều hành quán cafe thường sẽ phụ thuộc vào tầm nhìn và tính cách của người lãnh đạo. Chính vì thế “một núi mà có nhiều hổ” sẽ là vấn đề rất lớn. Cùng một trường hợp mà ông này nói thế này, ông kia nói thế khác thì sẽ rất mệt mỏi. Chính vì thế trong những người góp vốn mở quán cafe cần phải bầu ra một người lãnh đạo. Tất nhiên sẽ có quy định những trường hợp nào cần họp để ra quyết định. Còn những trường hợp không quá quan trọng thì người quản lý, người điều hành sẽ dựa vào quyền hạn của mình để đưa ra quyết định.

Hợp tác mở quán cafe rất cần lãnh đạo
Hợp tác mở quán cafe rất cần lãnh đạo

Ví dụ như mua hàng có giá trị tầm 1 triệu đồng thì để ông phụ trách mua hàng hoặc cùng lắm là giám đốc duyệt được rồi. Mấy cái nhỏ nhỏ như thế này mà đưa ra họp thì có mà mùa quýt năm sau quán mới có lời vì cách hoạt động này quá.

Thường người có khả năng quản lý và điều hành quán cafe sẽ được chọn là người đứng đầu. Tất nhiên là cần cam kết về kết quả kinh doanh và mức đãi ngộ tương ứng kết quả. Hoặc cũng có một số trường hợp người góp vốn nhiều nhất là người giữ vai trò này.

6. Hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe

Được lòng trước mất lòng sau luôn là nguyên tắc cần tuân thủ khi hợp tác mở quán cafe. Để không phải mất tiền mất bạn thì chắc chắn anh chị cần phải có hợp đồng hợp tác. Không cần phải quá dài và rạch ròi từng thứ. Nhưng phải có chữ ký và cam kết thì mới đi đường dài với nhau được.

Quyền và nghĩa vụ hợp tác

Trong hợp đồng hợp tác mở quán cafe hoặc hợp đồng góp vốn kinh doanh quán cafe thì phần quyền và nghĩa vụ của các bên là quan trọng nhất. Trong phần này cần quy định rõ các vấn đề sau:

  • Tỉ lệ và số tiền góp vốn của các bên;
  • Tỉ lệ phân chia lãi lỗ, thời gian và cách phân chia;
  • Tiền lời chưa được phân chia sẽ được xử lý ra sao
  • Công việc phụ trách của từng người và mức lương hưởng;
  • Cách tính và trả tiền khấu hao tài sản cố định;
  • Quyền rút vốn được quy định và thực hiện như thế nào;
  • Nếu rút vốn sớm thì mất bao nhiêu phần trăm, bao lâu thì được trả vốn;
  • Có được sang nhượng sở hữu quán cafe cho người khác hay không, nếu được thì điều kiện như thế nào hoặc ưu tiên người đã góp vốn được quyền mua;
  • Quy định về sở hữu thương hiệu, nếu bán thì được phân chia như thế nào;
  • Thời hạn hợp tác ra sao, hết thời hạn hợp tác thì tài sản giải quyết như thế nào;

Mẫu hợp đồng hợp tác mở quán cafe

Do bản thân mình chưa có nhiều kinh nghiệm làm về vấn đề hợp đồng hợp tác mở quán cafe. Tuy nhiên mình cũng tham khảo một số nguồn từ các văn phòng Luật và đưa ra một mẫu hợp đồng anh chị có thể tham khảo. Mong rằng anh chị sẽ áp dụng phù hợp vào việc hợp tác mở quán cafe của mình. Anh chị có thể tải hợp đồng mẫu hợp tác mở quán cafe tại đây.

Bài viết liên quan

09 kinh nghiệm thuê mặt bằng quán cafe cần phải biết 2021

Tổng hợp 20 mô hình quán cafe phổ biến và hiệu quả nhất 2021

2 cách mở quán cafe take away và cách quản lý xe cafe hiệu quả

Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.

Block "block-lien-he" not found

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
DMCA.com Protection Status