Làn sóng sang quán cafe sau nới lỏng giãn cách Covid-19

5/5 - (1 bình chọn)

Đại dịch Covid-19 thật quá kinh khủng với chủ nhà hàng, quán cafe. Xuất hiện từ cuối năm 2019 cho đến nay đã khiến cho không ít nhà hàng quán ăn đứng trước bờ vực phá sản. Mặt bằng đã ký hợp đồng thuê, doanh thu không phát sinh. Lượng giảm tiền thuê mặt bằng vẫn không giúp đời sống của người kinh doanh khấm khá hơn. Nhiều chi phí sinh hoạt phát sinh mà không có nguồn thu. Không ít người còn vay mượn ngân hàng và đối diện với khoản lãi vay và gốc phải trả. Không ít người đã phải đăng tin sang quán cafe ngay sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.

Thanh lý quán cafe sau dịch Covid
Thanh lý quán cafe sau dịch Covid

Làn sóng sang quán cafe ngày càng lớn

Ngay sau khi có thông tin nới lỏng giãn cách xã hội từ ngày 1/10/2021. Rất nhiều chủ quán cafe đã lên các Group hội nhóm kinh doanh để đăng tin sang quán cafe. Các tin này phủ hầu hết trang thông tin của những người trong các hội nhóm này. Điều đáng chú ý các quán đều có doanh thu và hoạt động tốt trước dịch Covid-19.

Nếu bạn đang muốn sang quán cafe thì đừng vội. Hãy đọc bài viết kinh nghiệm sang quán cafe của mình. Biết đâu bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro khi bắt đầu kinh doanh cafe đấy.

Chị Linh Nguyen – Chủ quán cafe tại Ngã tư Hàng Xanh: Mình thanh lý bàn ghế, ly tách và vào thứ linh tinh khác.  Trưa t7 ngày 2/10 mình có ghé quán, bác nào có nhu cầu ghé quán mình xem hàng luôn nha. Ngã 4 Hàng Xanh, Bình Thạnh.

Chủ quán thanh lý quán cafe
Chủ quán thanh lý quán cafe

Anh Jonny Nguyễn tỉ mỉ hơn liệt kê danh sách vật dụng sang nhượng. Bài viết của anh thu hút hơn 133 lượt like và 175 bình luận. Nhiều người trả giá, mua trọn bộ hoặc mua xé lẻ.

Đau lòng sang quán cafe
Đau lòng sang quán cafe

Anh Charles Nguyen – Quán cafe đầu tư khá nhiều tại Quận 1 cũng phải đăng tin sang lại sản phẩm. Khi có ai hỏi có bán lẻ không anh cũng ngậm ngùi thanh lý từng sản phẩm để thu hồi vốn.

Sang quán cafe tại trung tâm quận 1
Sang quán cafe tại trung tâm quận 1

Xem thêm: Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn và cách tính doanh thu hòa vốn

Tại sao không tiếp tục kinh doanh mà phải thanh lý quán cafe

Xu hướng thanh lý quán cafe để thu hồi vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh đã được rất nhiều chuyên gia đoán trước. Áp lực về tài chính, lãi vay và trả nợ ngân hàng. Kèm với đó là sự bi quan về thị trường cafe thời gian tới khiến nhiều chủ cửa hàng buộc phải sang quán và thành lý đồ đạc.

Theo chia sẻ của Tiến Sĩ Đoàn Minh Phú (Tổng giám đốc/Tổng bếp trưởng Chuỗi Thế Giới Hải Sản Việt nam) về xu hướng tiêu dùng ngành nhà hàng cafe sau dịch xã hội bình thường mới. Ông Phú cho rằng sau dịch sẽ có khoảng 70% khách hàng cũ quay lại. Chi tiêu của khách hàng cũng sẽ giảm 70%. Như vậy các quán sẽ chỉ thu được mức tối đa là 49% doanh thu so với trước dịch.

Theo quan điểm của Mr Quản, chúng tôi cho rằng có 2 lý do chính dẫn tới làn sóng thánh lý và sang quán cafe thời gian gần đây:

Thứ nhất đó là nguồn vốn kinh doanh của chủ quán cafe đã hết. Thậm chí nhiều người còn phải vay nợ và khả năng chi trả đang gặp vấn đề. Như vậy họ phải giải quyết sớm được dòng tiền trong kinh doanh bằng cách sang quán cafe.

Thứ hai là sự kỳ vọng thấp về khả năng hồi phục của ngành nhà nhà cafe sau dịch. Do vậy bài toán tài chính của họ khó được giải quyết nếu tiếp tục buôn bán như trước.

Không thiếu những quán cafe tìm được lối đi riêng

Ming House tại Tuy Phong – Bình Thuận được điều hành bởi anh Vương Minh là một ví dụ đổi mới sáng tạo kinh doanh mùa dịch. Mình được làm việc chung với anh mình vì anh trước kia sử dụng phần mềm quản lý quán cafe của mình.

Minghouse Coffee thích nghi với dịch Covid-19
Minghouse Coffee thích nghi với dịch Covid-19

Anh Minh và Ming House đã bố trí máy rang cafe tại quán để chủ động nguồn cung cafe mùa dịch. Anh đã thiết kế ra các sản phẩm mới kết hợp giao hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với việc thiết kế một câu chuyện riêng và kinh nghiệm marketing quán cafe của mình. Những sản phẩm Cafe chai pha sẵn hay nước trái cây đóng chai mang thương hiệu Ming House đã được đón nhận tích cực.

Một ví dụ khác đó là chuỗi trà sữa Kim Dung tại Bình Dương. Chị Dung có 4 cửa hàng trà sữa cũng sử dụng phần mềm quản lý quán trà sữa do mình cung cấp. Chuỗi trà sữa Kim Dung phát triển thêm dòng sản phẩm trà sữa đóng chai và giao trực tiếp cho khách hàng.

Vượt khó trong dịch covid-19
Vượt khó trong dịch covid-19

Các sản phẩm bán chạy như tôm của chuỗi cửa hàng trà sữa này là:

  • Bánh crepe sầu riêng kem tươi 45k/hộp;
  • Muối ớt xiêm xanh luôn trong tình trạng cháy hàng;
  • Trà sữa thái xanh và thái đỏ đóng chai nhận được order liên tục của khách hàng.

Ngoài ra mùa dịch các cửa hàng vẫn liên tục cập nhật hình ảnh sản phẩm để hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng.

Xem thêm: Hành trình từ một người tự chủ về tài chính đến “con nợ” của “quán café”

Xu hướng ngành cafe trong thời gian sau dịch Covid-19

Mình đã tham khảo rất nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà kinh doanh. Đặc biệt có một số buổi nói chuyện trực tiếp và đúc kết lại một số thông tin như sau:

  • Thị trường nhà hàng cafe sau dịch sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh tại TP.HCM. Lý do xuất phát từ việc người dân ở trong nhà quá lâu và có xu hướng “chi tiêu trả thù”. Tuy nhiên với điều kiện số lượng vacxin được tiêm phải đạt hơn 80% người dân tiêm mũi thứ 2.
  • Xu hướng mua mang về sẽ là tất yếu và gia tăng mạnh. Nhất là đối với đồ ăn vặt tại nhà.
  • Mô hình bếp trên mây hay Cloud KitChen theo anh Duy Nguyễn – Chuyên gia tư vấn vận hành xuất sắc và có một số nhà hàng tại Úc sẽ là xu hướng. Anh cũng có lời khuyên cho những bạn làm ngành nhà hàng nên nghĩ tới mô hình này. Bởi vì nó rất tiết kiệm chi phí mặt bằng và đi đúng xu hướng mua mang về mà đại dịch Covid-19 mang lại.
  • Còn theo Tiến Sĩ Đoàn Minh Phú, ông vẫn lạc quan về thị trường tiêu thụ ăn uống sau dịch. Bởi vì suy cho cùng đây là nhu cầu thiết yếu.
  • Anh Phạm Minh Chí – Phó giám đốc chuỗi Domino’s Pizza cũng đánh giá xu hướng bán hàng online sẽ tăng trưởng mạnh sau dịch. Có 2 yếu tố mà người kinh doanh cần chú ý là điểm tiếp cận với khách hàng và thứ hai là khách hàng sẽ đánh giá rất kỹ về số tiền họ sẽ chi tiêu.

Với vai trò là một nhà kinh doanh phần mềm quản lý bán hàng. Mr Quản cũng nhận thấy được xu hướng thay đổi rất lớn của người tiêu dùng trong thời gian tới. Đặc biệt đó là xu hướng mua hàng mang về và tiết kiệm chi tiêu của người dân. Nhưng trong nguy cơ vẫn luôn có những cơ hội mà người chủ kinh doanh cần nhanh nhạy nhận biết và nắm bắt.

Chúc các bạn thành công.

Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.

Block "block-lien-he" not found

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
DMCA.com Protection Status