Phòng game ngày càng trở thành địa điểm giải trí phổ biến của giới trẻ. Với khoảng lợi nhuận lớn từ việc bán giờ chơi và các sản phẩm ăn theo. Một phòng game có thể đạt lợi nhuận từ 80 đến 150 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt các phòng game có quy mô lớn có thể mang về lợi nhuận lên đến 300 triệu đồng. Chính vì vậy áp dụng phần mềm quản lý phòng game (tiệm net) để quản lý kinh doanh là điều rất cần thiết.
Có 2 loại phần mềm quản lý cần có tại 1 phòng game bao gồm: Phần mềm quản lý giờ chơi (CRM – Hội viên) và phần mềm quản lý bán hàng (POS). Với kinh nghiệm là quản lý của Gmass Gaming – 1 trong những phòng game lớn nhất Gò Vấp – TP.HCM. Và kinh nghiệm tư vấn phần mềm quản lý bán hàng. Trung KiotViet rất hân hạnh được giới thiệu đến anh chị 5 phần mềm quản lý hội viên và quản lý bán hàng phòng game tốt nhất.
2 loại phần mềm quản lý phòng game
Như đã thông tin đến anh chị. Có 2 loại phần mềm quản lý phòng game cần có tại một tiệm game. Đó là phần mềm quản lý hội viên (giờ chơi) và phần mềm quản lý bán hàng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chức năng của 2 loại phần mềm này.
- Xem thêm: Phần mềm cửa hàng nông sản
Phần mềm quản lý hội viên phòng game
Đa số được cung cấp bởi các nhà phát hành game như Vinagame, Garena và một số đơn vị khác. Chức năng chính của phần mềm quản lý hội viên phòng game chính là lưu trữ thông tin và giờ chơi của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng giờ chơi trên máy tính hệ thống sẽ tự động trừ giờ. Ngoài ra một số chức năng hỗ trợ quản lý hội viên khác.
Tạo và quản lý hội viên phòng game
Khi một khách hàng đến với phòng game. Nhân viên cần lấy thông tin để tạo tài khoản cho khách hàng. Khách hàng này sẽ nạp một số tiền nhất định để mua giờ chơi. Phần mềm sẽ cần ghi nhận giờ chơi này và trừ ra khi khách hàng sử dụng.
Cảnh báo hội viên khi sắp hết thời gian
Khi hội viên có số giờ dưới 10 phút. Phần mềm sẽ bắt đầu cảnh báo để khách hàng nạp thêm giờ chơi. Chức năng này là chức năng bắt buộc của một phần mềm quản lý hội viên phòng game.
Tạo Combo
Những combo mua để dùng 1 lần thường được dùng ở cách trường hợp “cụ thể”. Khách hàng sẽ bỏ 1 số tiền nhất định để mua 1 lượng giờ dùng 1 lần. Thường dùng combo sẽ rẻ hơn khá nhiều với giờ chơi thường. Nhưng khuyết điểm chỉ dùng 1 lần mà thôi.
Gọi món đồ ăn, đồ uống
Hội viên đang chơi tại máy có thể gọi món qua phần mềm quản lý hội viên. Khi khách hàng gọi món xong máy chủ sẽ được thông báo để chuẩn bị. Lúc này nhân viên sẽ cần nhập thông tin này vào phần mềm quản lý bán hàng phòng game để quản lý.
Tặng giờ, chuyển giờ giữa các hội viên
Không ít khách hàng cần tặng giờ chơi cho bạn của mình. Nên chức năng cần có của 1 phần mềm quản lý hội viên phòng game cần đáp ứng là chuyển giờ. Cũng có trường hợp quán tự tặng cho khách hoặc lên sẵn chương trình khuyến mãi.
Phần mềm quản lý bán hàng phòng game
Là một phần mềm quản lý bán hàng thông thường như một nhà hàng. Phần mềm quản lý bán hàng phòng game có những chức năng cơ bản như bán hàng, doanh thu, quản lý kho, thu chi.
Quản lý hàng hóa, giá bán
Phần mềm quản lý phòng game bán hàng giúp chủ tiệm nhập danh sách hàng hóa, giá bán. Ngoài ra tại bất kỳ địa điểm có internet nào anh chị cũng có thể sửa đổi, thêm hàng hóa, giá bán. Nhờ vậy nhân viên có thể tính tiền đơn giản cho khách. Ngoài ra mục giờ chơi cũng cần được thêm vào để quản lý chung và đối chiếu với phần mềm quản lý hội viên phòng game.
Quản lý doanh thu, báo cáo kinh doanh
Khi khách hàng order nhân viên sẽ nhập liệu để phần mềm ghi nhận doanh thu. Doanh thu của một phòng game gồm 2 phần:
- Doanh thu giờ chơi hội viên;
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa đi kèm như nước ngọt, đồ ăn.
Mọi kết quả kinh doanh sẽ được thể hiện trên phần mềm quản lý tại điện thoại di động. Ngoài ra các báo cáo chi tiết cũng thể hiện trên máy tính.
Quản lý xuất nhập tồn kho
Phòng game là nơi rất loạn bởi khó quản lý kho nếu không riêng biệt. Lượng khách hàng ra vào liên tục, nhân viên cũng đông. Chính vì vậy để quản lý kho anh chị rất cần sự hỗ trợ của phần mềm. Thông thường các phòng game chỉ cần quản lý hàng hóa (mua sao bán vậy). Còn đối với hàng sản xuất, chế biến thì rất khó và chủ quán cần làm việc riêng với bếp về vấn đề này.
Quản lý thu chi, kết quả kinh doanh
Đây là lý do chính mà bạn không thể sử dụng phần mềm quản lý hội viên như là phần mềm quản lý phòng game duy nhất. Bởi vì tư duy quản lý bán hàng của các phần mềm quản lý hội viên khá tệ.
Phần mềm quản lý bán hàng phòng game sẽ cần bạn nhập liệu các khoản chi phí mua hàng, chi phí quản lý. Từ doanh thu nhập vào sẽ cũng cấp cho anh chị kết quả kinh doanh chi tiết và báo cáo dòng tiền.
Phần mềm quản lý bán hàng phòng Game
Hiện tại mình trang là chuyên viên tư vấn kinh doanh của phần mềm quản lý phòng game KiotViet. Nên trong bài viết này mình giới thiệu đến anh chị chức năng của phần mềm. Về cơ bản trước khi dự án phòng game mình làm cũng sử dụng phần mềm này. Nên các anh chị có thể an tâm về tính xác thực và khách quản của chia sẻ này.
Để xem demo phần mềm quản lý bán hàng phòng game KiotViet. Anh chị có thể xem clip chi tiết bên dưới.
Top 3 phần mềm quản lý hội viên phòng game tốt nhất
Bản thân mình không có nhiều kinh nghiệm về các phần mềm quản lý hội viên. Nên mình dựa vào các nguồn tham khảo và cảm nhận khi sử dụng phần mềm tại các phòng game khác nhau. Dưới đây là 3 phần mềm quản lý phòng game tốt nhất.
Gcafe – Garena
Được phát triển bởi công ty game lớn nhất Việt Nam Hiện tại Garena hay VietNam Esport. Đây là công ty nắm quyền phát hành game Liên minh, Liên Quân, Fifa Online, Blade and Soil v.v tại Việt Nam.
Do được phát triển bởi công ty game hàng đầu Việt Nam. Nên các chính sách về cộng đồng game được hỗ trợ khá tốt. Đặc biệt các thông tin của các tựa game được chơi nhiều nhất trên máy tính cũng sẽ được thông báo.
Ưu điểm
- Quản lý hội viên đầy đủ;
- Ngăn chặn khách hàng truy cập các trang web đen. Tránh trường hợp bị kiểm tra và xử phạt;
- Bảo mật tuyệt đối với các máy con;
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu dễ dàng;
- Cập nhật game mới dễ dàng;
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm, có chuyên môn.
Khuyết điểm
Phần mềm bản quyền những cũng có nhiều quản cáo. Nhưng mình không nghĩ đây là khuyết điểm quá lớn.
Phần mềm quản lý phòng game CSMBoot – Vinagame
Được phát triển bởi tập đoàn VNG đứng đầu các tựa game kiếm hiệp như Võ Lâm, kiếm thế, Gunny, Boom đình đám giai đoạn 2005 đến 2012. Phần mềm được phát triển bởi anh Trần Đình Đức. Đây là một phần mềm của người Việt làm ra.
Ưu điểm
- Tốc độ game nhanh;
- Hỗ trợ phòng máy sử dụng nhiều máy chủ;
- Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình
Khuyết điểm
Lượng quảng cáo của phần mềm quản lý phòng game CSMBoot khá nhiều. Nếu so với GCafe thì khó chịu hơn. Không biết gần đây phía công ty đã có thay đổi chưa. Chứ cách đây 2 năm thì đánh giá của mình là như vậy.
Phần mềm quản lý phòng game CSM Cyber Station Manager
Cái tên cuối cùng trong danh sách những phần mềm quản lý phòng game tốt nhất mà mình giới thiệu đó là CSM Cyber Station Manager. Đây là hệ thống quản lý đã có từ rất lâu. Từ năm 2005 mình đã thấy nó trên thị trường rồi.
Với rất nhiều game thịnh hành kể cả online và Offline. Chủ quán có thể tự cập nhật thêm nhiều tựa game theo nhu cầu khách hàng.
Ưu điểm
- Có 3 giao diện tính tiền, cập nhật game và quản lý máy con;
- Quản lý hội viên, khuyến mãi, combo;
- các máy không kết nối có thể ẩn để không loạn.
Nhược điểm
- Sử dụng nền tảng My SQL của Window nên thú thật bảo mật không tốt bằng 2 ông bên trên;
- Sử dụng khá khó cần có kiến thức nhiều về máy tính.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của bản thân mình về chủ đề phần mềm quản lý phòng game. Nếu anh chị có nhu cầu tư vấn về các phần mềm này hãy liên hệ trực tiếp với Trung KiotViet. Trung sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết cho anh chị.