Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa 12 bước, lãi 20tr mỗi tháng

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa tuy nhiên không biết kinh doanh tạp hóa cần những gì. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ đưa ra cho bạn những bước chi tiết để có thể mở cửa hàng tạp hóa. Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa này được Mr Quản đúc kết từ hoạt động tư vấn cho một số cửa hàng tạp hóa đi vào vận hành. Rất mong sẽ giúp ích được cho anh chị.

Kin doanh tạp hóa cần gì
Kin doanh tạp hóa cần những gì

1. Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường kinh doanh hàng tạp hóa

Nghiên cứu thị trường luôn luôn là bước đầu tiên và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công khi kinh doanh. Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành kinh doanh, tình hình đối thủ cạnh tranh, sức tiêu dùng của thị trường. Từ đây bạn sẽ đánh giá được rủi ro và cả cơ hội về mặt lợi nhuận.

Dựa vào báo cáo nghiên cứu của Nielsen về thị trường bán lẻ VIệt Nam những năm gần đây và đánh giá theo quan sát ngoài thực tế. Mình đưa ra một số nhận định về thị trường bán lẻ như sau:

  • Hiện tại ở nước ta đang có khoảng 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, siêu thị. Điều này tạo điều kiện rất tốt cho việc thỏa mãn nhu cầu mua sắm nhanh của người dân Việt Nam. Hiện tại ngành tạp hóa đang chiếm tới 85% tổng doanh thu của toàn ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) trên cả nước.
  • Khách hàng của một cửa hàng tạp hóa sẽ phân bổ 70% là khách hàng trong khu vực. Những khách hàng thường xuyên mua lại sản phẩm tại cửa hàng. 30% khách vãng lai chỉ mua hàng một lần. Khách hàng phần lớn mua sản phẩm vì sự tiện lợi.
  • Phần lớn sản phẩm tạp hóa được bán ra là sản phẩm tiêu dùng gia đình thường ngày. Hàng gia vị, vệ sinh alaf dòng sản phẩm được mua nhiều nhất.
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường tạp hóa thật kỹ

Từ những thông tin cơ bản trên bạn có thể nhìn nhận ngành kinh doanh tạp hóa mang trong mình sự cạnh tranh rất lớn. Khi mà những cửa hàng tạp hóa mở lên càng nhiều càng khiến cho biên lợi nhuận càng bị thu hẹp. Chính vì vậy việc tìm hiểu kỹ dân cư quanh khu vực và đối thủ sẽ giúp bạn dự đoán rất tốt được khả năng mở tiệm tạp hóa có lời không.

Đối tượng khách hàng của tạp hóa không phân biệt độ tuổi giới tính, công việc. Bất kỳ ai sống và thở là khách hàng của cửa hàng. Nên không giống với cafe bạn chỉ cần xác định được mức thu nhập và khả năng chi tiêu của khách hàng mục tiêu để phục vụ cho việc định giá hàng bán.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê

2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng bán tạp hóa

Có thể bạn chưa biết yếu tố địa điểm mặt bằng kinh doanh tạp hóa chiếm tới 60% sự thành công khi kinh doanh tạp hóa. Đó là lý do bất kỳ ai hỏi mình kinh doanh tạp hóa cần những gì thì câu trả lời đầu tiên luôn là mặt bằng đẹp. Để lựa chọn được mặt bằng kinh doanh tạp hóa tối ưu đầu tiên bạn cần xác định được diện tích và khoản chi phí thuê mong muốn. Từ đâu bạn sẽ lựa chọn mặt bằng dựa vào các tiêu chí sau:

  • Phải mở cửa hàng tạp hóa ở gần khu dân cư, chung cư, trường học, chợ, các khu vui chơi, giải trí. TÓm lại là địa điểm có người qua lại cao nhưng xe chậm.
  • Những mặt bằng đẹp thì giá sẽ cao, chính vì vậy bạn sẽ cần cân nhắc về chi phí thuê mặt bằng và lợi ích mà nó mang lại. Nếu mặt bằng 20 triệu mà mỗi tháng giúp bạn kiếm về 300 triệu thì nên thuê hơn là mặt bằng 7 triệu nhưng chỉ mang lại 100 triệu doanh thu.
  • Trường hợp bạn có mặt bằng nhà để kinh doanh tạp hóa thì đây là điều tuyệt vời vì áp lực tài chính, thuê mặt bằng gần như bằng không. Tuy nhiên đừng quá cố chấp mở cửa hàng tạp hóa ở mặt bằng nhà không đẹp để tiết kiệm chi phí.
Mặt bằng kinh doanh tạp hóa
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh tạp hóa

Sau khi bạn nhắm được 1 số mặt bằng phù hợp với khả năng đầu tư và có mật độ dân cư tốt. Bạn sẽ bắt đầu so sánh các địa điểm với nhau. Đặc biệt cần chú ý đến yếu tố đối thủ cạnh tranh. Hãy tránh xa các mặt bằng gần trong bán kính 500m – 1km đã có cửa hàng của các chuỗi siêu thị lớn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có không ít cửa hàng tạp hóa thành công khi mở bên cạnh siêu thị lớn vì mật độ dân cư tốt. Vẫn không ít người có hành vi không thích đi mua tạp hóa tự chọn trong các chuỗi cửa hàng.

3. Tính toán chi phí đầu tư cửa hàng tạp hóa

Chi phí nhập hàng
Chi phí nhập hàng tạp hóa

Bạn sẽ cần một khoảng tiền từ 150 triệu cho đến 500tr tùy vào mô hình, sản phẩm kinh doanh tạp hóa. Chi phí này sẽ được trang trải vào chi phí thuê, cọc mặt bằng, chi phí nhập hàng, chi phí thiết kế và thi công, chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng, thuê nhân viên v.v

Dưới đây là một bảng dự trù vốn mở cửa hàng tạp hóa bạn có thể tham khảo:

#Khoản chi phíThành tiền
1Thuê và cọc mặt bằng (Cọc 3 tháng + Thuê 1 tháng)28.000.000đ
2Setup cửa hàng (Chìa khóa trao tay)30.000.000đ
3Chi phí nhập hàng150.000.000đ
4Thuê nhân viên8.000.000đ
5Vốn lưu động30.000.000đ
6Mua phần mềm quản lý bán hàng6.000.000đ
TỔNG252.000.000đ

4. Lựa chọn sản phẩm tạp hóa và nhà cung cấp

Một cửa hàng tạp hóa càng đa dạng nguồn hàng sẽ dễ thu hút và chiếm được lòng khách hàng. Tuy nhiên phải cân đối số vốn bạn có và nhu cầu thực tế ngoài thị trường. Không ít cửa hàng tạp hóa nhập rất nhiều hàng về nhưng bán không được đành bị chôn vốn. Còn cũng có cửa hàng nhập ít hàng quá nên đành ngậm ngùi thông báo đến khách là mình không có sản phẩm đó.

Chọn sản phẩm và nhà cung cấp tạp hóa
Chọn sản phẩm và nhà cung cấp tạp hóa

Bạn cần tham khảo và lên danh mục hàng hóa cần nhập. Thời gian đầu mới bán bạn chỉ nên lấy số lượng ít nhưng đa dạng mẫu mã, sản phẩm. Sau khi nhận thấy khách hàng có xu hướng mua nhóm hàng, sản phẩm nào hơn thì hãy nhập loại đó nhiều để có chiết khấu tốt.

Trường hợp bạn có sẵn nguồn vốn lớn, bạn cũng chưa nên nhập quá nhiều sản phẩm. Mình đã từng chứng kiến nhiều anh chị khách hàng đặt hàng nhập rất nhiều nhưng cuối cùng lại không thể bán được hàng. Chính vì vậy cứ từ tốn thôi bạn nhé.

Sau khi đã nhắm được các nhóm sản phẩm và số vốn nhập hàng. Bạn sẽ cần liên hệ với các nhà cung cấp tạp hóa để họ chào hàng sản phẩm.

5. Ấn định giá bán

Dựa vào tính toán chi phí sản phẩm tạp hóa. Bạn cần đưa ra chiến lược định giá thật sự hợp lý. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường giúp bạn đưa ra các giá bán pù hợp và đầy tính cạnh tranh. Một chiến lược định giá bán lẻ tạp hóa cần đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Các sản phẩm mang tính cạnh tranh và dễ bị so sánh giá. Các sản phẩm này cần được bán với giá cực kỳ cạnh tranh, nhiều khi không có lời vẫn được. Những sản phẩm này giúp khách hàng định vị và so sánh giá bán bên bạn rẻ hơn.
  • Các sản phẩm trung tính được định giá bán vừa phải. Thông thường các sản phẩm này được định giá ở mức lợi nhuận ổn. Khách hàng sẽ mua các sản phẩm này kèm với các sản phẩm bạn thiết lập với giá cạnh tranh kia.
  • Sản phẩm có lợi nhuận cao. Đây là các sản phẩm đặc biệt mà đa phần đối thủ của bạn không có. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm mang giá vốn thấp cũng phân khúc với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Điều này giúp bạn có giá bán tương tự đối thủ nhưng biên lợi nhuận cao hơn.

Định giá sản phẩm bán lẻ là một bước cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến việc khách hàng nghĩ gì về giá bán của bạn. Đặc biệt với biên lợi nhuận chênh lệch 1-2% thì trong thời gian dài cũng là một khoản lời không hề nhỏ.

6. Chuẩn bị giấy tờ đăng ký bán hàng tạp hóa

Nhiều anh chị khi mở cửa hàng tạp hóa hoặc đơn vị kinh doanh nhỏ nghĩ rằng mở cửa hàng tạp hóa không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên đây là một quan điểm cực lỳ sai lầm và không đúng.

Đối với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bạn cần phải đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại cơ quản quản lý cấp quận/huyện nơi đặt cửa hàng. Đây là thủ tục bắt buộc đối với mọi cửa hàng tạp hóa. Đối với các cửa hàng có quy mô lớn thì bạn cần bổ sung thêm các loại giấy tờ: Giấy vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ phòng cháy chữa cháy…

Có 2 loại khoản thuế phí mà bạn bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý bao gồm:

  • Thuế môn bài: 500.000 – 700.000đ/năm;
  • Thuế khoáng kinh doanh: 300.000đ – 500.000đ/tháng.

Trên thực tế bạn chưa cần phải hoàn thành giấy tờ kinh doanh tạp hóa ngay khi mở cửa hàng. Cơ quan quản lý có thể du di cho bạn chậm trễ hoặc sẽ có người tới nhắc nhở. Tuy nhiên bạn vẫn nên chủ động ghé cơ quan quận/huyện để đăng ký kinh doanh.

7. Thiết kế, thi công cửa hàng

Bạn sẽ cần tới các đơn vị thi công cửa hàng tạp hóa trọn gói hoặc mua các kệ quầy trưng bày sản phẩm. Chi phí cho mua kệ quầy từ 600.000đ đến 1 triệu cho mỗi kệ. Trước tiên bạn phải lên sơ đồ bố trí chi tiết trước và đo kích thước cửa hàng thực tế. Sau đó mới nên liên hệ tới các công ty bán kệ đẻ được hỗ trợ tư vấn.

Thi công tạp hóa
Thi công tạp hóa

Một số nguyên tắc khi thiết kế và thi công cửa hàng tạp hóa:

  • Bố trí kệ tạp hóa song song nhìn ra trước cửa hàng để tránh trường hợp ăn cắp vặt;
  • Bố trí camera để theo dõi hoạt động trong cửa hàng;
  • Sử dụng các kệ có bánh xe để dễ dàng thay đổi thiết kế trong cửa hàng nếu muốn;
  • Bảng hiệu phải thật ấn tượng và thu hút bởi cách trưng bày sản phẩm bên ngoài.

Đối với thiết kế và thi công cửa hàng tạp hóa thường chi phí sẽ khá thấp so với thiết kế các loại hình kinh doanh khác. Do vậy cũng không nên quá tiết kiệm làm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của người dùng các bạn nhé.

8. Lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa

Kinh doanh tạp hóa mà ban đầu không sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thì là một sai lầm vô cùng. Những lý do bạn nên dùng phần mềm ngay từ đầu:

  • Nhập liệu số lượng nhiều hàng hóa ngay từ đầu để sau này đỡ mất công hệ thống tốn thời gian;
  • Quản lý doanh thu, lợi nhuận, giá bán, tồn kho chuẩn từ đầu;
  • Chi phí đầu tư không nhiều nhưng hiệu quả cao;
  • Bán hàng và quản lý chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và nhân viên
Lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa
Lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa

Những lợi ích của một phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa mang lại cho bạn:

  • Bán hàng, quét mã vạch nhanh chóng;
  • Quản lý được doanh thu, lợi nhuận dễ dàng trên điện thoại, máy tính;
  • Quản lý được nhập xuất tồn kho. Cảnh báo hàng tồn sắp hết;
  • Quản lý thu chi, dòng tiền và báo cáo hoạt động kinh doanh chi tiết, tổng hợp.

Nếu bạn cần tư vấn phần mềm tạp hóa bởi nhân viên có nhiều kinh nghiệm và hỗ trợ tốt. Đừng ngần ngại liên hệ 0929 292 606 (Mr Quản) để được hỗ trợ tốt nhất.

9. Trưng bày sản phẩm

Trưng bày tạp hóa
Trưng bày sản phẩm tạp hóa

Với các cửa hàng tạp hóa luôn luôn tồn tại tình trạng thiếu chỗ để trưng bày hàng hóa. Chính vì thế câu chuyện tối ưu trưng bày để các sản phẩm có biên lợi nhuận cao được khách hàng để ý tới và mua nhiều hơn. Khi bố trí, trưng bày sản phẩm tại cửa hàng bạn cần để ý tới:

  • Các sản phẩm như bim bim, nước ngọt, bánh ngọt là các sản phẩm được mua nhiều và giúp người nhìn vào đánh giá sự đa dạng mặt hàng kinh doanh. Thật ra trong tâm trí người mua hàng tạp hóa cửa hàng có trưng bày các loại hàng hóa này ra bên ngoài đích thị là cửa hàng tạp hóa có nhiều đồ đa dạng. Chính vì thế bạn nên bố trí các sản phẩm này ra bên ngoài. Vừa để khách nhận thấy và dễ lấy hàng hơn.
  • Phân chia hàng hóa theo từng loại hàng: Đồ khô, hàng đông lạnh. Các sản phẩm bạn muốn bán nhiều, tập trung vào tầm mắt khách hàng thì nên đặt ở vị trí đầu quầy và ngang tầm mắt. Các sản phẩm thường ngày như nước mắm, dầu ăn, nước rửa chén, bột giặt v.v bạn nên để ở bên dưới kệ.
  • Quầy hàng nên được bố trí tên và giá bán sản phẩm. Nếu bạn không để giá trên kệ thì chắc chắn khách hàng sẽ e dè và khó chịu khiến hành vi mua hàng của họ rất khó khăn.
  • Bố trí hàng nhập trước ra bên ngoài. Điều này giúp tránh trường hợp cửa hàng bị hàng mới bán trước, hàng sắp hết hạn thì nhiều.

10. Thuê nhân viên

Chi phí tuyển thu ngân
Tuyển thu ngân tạp hóa

Nếu bạn không phải là người bán chính tại cửa hàng, chắc chắn bạn sẽ cần tốn một khoản chi phí từ 5 triệu đến 8 triệu đồng để thuê nhân viên bán hàng tạp hóa. Còn có một lựa chọn khác tối ưu chi phí hơn là bạn tự đứng bán hoặc để người trong gia đình bán thời gian đầu. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh hoặc không muốn dính dáng tới gia đình thì thuê nhân viên cần đảm bảo:

  • Kiểm soát được nhân viên không lấy cắp vặt hàng trong cửa hàng bằng camera, kiểm kho hàng hóa;
  • Kiểm soát nhân viên không gian lận tiền bạc nhờ chức năng phân quyền trong phần mềm quản lý bán hàng;
  • Trả lương nhân viên theo lương cứng và hoa hồng bán hàng. Điều này giúp họ có nhiều động lực để bán hàng và giao tiếp với khách hàng tốt hơn.

Bạn không nên thuê nhân viên để đó hoặc chỉ hướng dẫn họ qua loa việc bán hàng. Hãy theo sát và đào tạo cho họ những kỹ năng giao tiếp, mời chào sản phẩm mua thêm để tăng doanh thu cho cửa hàng. Có thể bạn chưa biết một nhân viên bán hàng cửa hàng tạp hóa giao tiếp tốt có thể làm bạn mất 1 triệu tiền lương trả thêm nhưng lợi nhuận họ mang về cho cửa hàng là không nhỏ.

11. Chuẩn bị và thực thi kế hoạch tiếp thị, bán hàng

Chương trình khai trương tạp hóa
Chương trình khai trương tạp hóa

Đừng nghĩ rằng kinh doanh tạp hóa không cần marketing và tiếp thị. Trên thực tế đối với các cửa hàng tạp hóa mới rất cần các chương trình tiếp thị và bán hàng ban đầu được đẩy mạnh để tăng lượng khách hàng tới mua. Thay vì bạn tốn tiền mặt bằng và chẳng có mấy khách đến mua vì họ chưa trải nghiệm được sản phẩm và giá bạn của bạn. Chính vì vậy bạn cần phải đưa ra những kế hoạch tiếp thị dành giật khách hàng khi mở cửa hàng. Một số chương trình mà bạn có thể tham khảo:

  • Mua 1 tặng 1 (sản phẩm tặng cố định). Có tiêu chí mua hàng nào, doanh thu bao nhiêu mới được tặng;
  • Khuyến mãi, giảm giá 10-20% để khuyến khích lượng người mua tăng lên đột biến, tạo hiệu ứng;
  • Phát tờ rơi các sản phẩm có giá bán cạnh tranh cho người đi qua lại khu vực.

Có rất nhiều cách thức tiếp thị khác nhau mà tùy vào tình hình thực tế tại địa phương bạn kinh doanh để linh động. Hãy đừng tiếc các khoản chi ban đầu để có được khách hàng.

Trên đây là tổng hợp kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa 11 bước. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

12+ nguyên tắt đặt tên cửa hàng tạp hóa hợp phong thủy 2021

8 nguồn tạp hóa giá rẻ và danh sách chi tiết 2021

Download 9000+ danh mục hàng tạp hóa bán chạy có mã vạch 2021

Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.

Block "block-lien-he" not found

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
DMCA.com Protection Status