Có thể bạn thừa biết bắt đầu kinh doanh thứ gì đó thì đầu tiên phải có vốn. Vậy nếu muốn mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn sẽ đủ. 100 triệu, 2 trăm triệu, 5 trăm triệu hay 1 tỷ đồng. Trong bài viết này Mr Quản sẽ chia sẻ đến bạn cần bao nhiêu vốn mở cửa hàng tạp hoá.
Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Chi phí để có thể mở 1 cửa hàng tạp hóa sẽ khá đơn giản: Bạn sẽ cần các khoản chi phí bao gồm: Chi phí cọc và trả tiền mặt bằng tháng đầu tiên, chi phí setup cửa hàng ban đầu, Chi phí thuê nhân sự khi cửa hàng đi vào vận hành, chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng. Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa này sẽ thay đổi tùy thuê vị trí, mô hình và sản phẩm mà bạn nhắm tới.
# | Khoản chi phí | Thành tiền |
1 | Thuê và cọc mặt bằng (Cọc 3 tháng + Thuê 1 tháng) | 28.000.000đ |
2 | Setup cửa hàng (Chìa khóa trao tay) | 30.000.000đ |
3 | Chi phí nhập hàng | 150.000.000đ |
4 | Thuê nhân viên | 8.000.000đ |
5 | Vốn lưu động | 30.000.000đ |
6 | Mua phần mềm quản lý bán hàng | 6.000.000đ |
TỔNG | 252.000.000đ |
- Xem thêm: Bán tạp hóa có giàu không
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí mặt bằng có ảnh hưởng rất lớn đến câu hỏi mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn.Thông thường có 2 cách để lựa chọn mặt bằng kinh doanh tạp hóa. Cách thứ nhất bạn có thể sử dụng mặt bằng kinh doanh tạp hóa tại nhà. Hoặc bạn sẽ thuê mặt bằng để kinh doanh. Tuy nhiên theo nhận định của mình trên thị trường đa phần là các cửa hàng tạp hóa sử dụng mặt bằng nhà để bán. Điều này giúp giảm áp lực tài chính ban đầu khi lượng khách còn ít.
Tuy nhiên trên báo cáo kết quả kinh doanh cho dù bạn có kinh doanh tạp hóa tại nhà thì bạn cũng phải hoạch tính chi phí này vào báo cáo. Tuy nhiên nếu xét về mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn thì sẽ không cần khoản này nếu dùng mặt bằng nhà.
Đối với trường hợp bạn đi thuê mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa. Thông thường số vốn chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa sẽ gồm 3 tháng tiền cọc mặt bằng và 1 tháng tiền thuê cần trả trước. Tất nhiên là cọc sẽ được trả khi bạn hoàn trả mặt bằng cho người chủ. Tuy nhiên đây cũng là 1 khoản vốn bị chiếm dụng và ảnh hưởng đến dòng tiền.
Như vậy nếu bạn đi thuê mặt bằng mở tiệm tạp hóa thì thường chi phí thuê mặt bằng sẽ là: 7 triệu x 3 tháng cọc + 7 triệu 1 tháng thuê trả trước = 28 triệu đồng.
Chi phí setup, decor cửa hàng
Việc sơn cửa lại cửa hàng, thi công bảng hiệu, bạt quảng cáo là những yếu tố không thể thiếu để cửa hàng tạp hóa của bạn trở nên bắt mắt. Ngoài ra chi phí mua kệ tạp hóa, bàn tính tiền, camera cũng cần được tính đến.
Mỗi bộ giá để đồ có chiều cao 1m8 sẽ có giá giao động từ 700.000đ/bộ. Nếu cửa hàng tạp hóa của bạn có diện tích khoảng 40m2 thì bạn sẽ cần tới khoản 15 cái kệ như vậy.
Ngoài ra trang bị thêm 2 Camera chống trộm chi phí từ 4 triệu đồng. Bàn thu ngân khoản 2 triệu đồng.
Tổng cộng 1 mặt bằng cửa hàng tạp hóa 40m2 thì chi phí setup và decor sẽ rơi vào khoảng 28 triệu đồng.
Chi phí nhập hàng
Chi phí nhập hàng là chi phí nặng nhất khi kinh doanh tạp hóa. Thông thường bạn sẽ đổ khoảng 70 đến 80% số vốn có để giúp cửa hàng đa dạng nguồn hàng hơn. Các dòng sản phẩm như nước giải khát, dầu ăn, nước mắm, đồ sinh hoạt gia đình v.v là những mặt hàng cực kỳ thiết yếu.
Tuy nhiên nếu bạn đang phân vân và có lượng vốn hạn chế, bạn nên chọn phương thức an toàn để có thể xoay vòng vốn nhanh. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn và nhu cầu mua sắm nhiều. Nhất là đối với các mặt hàng sử dụng trong gia đình như gia vị, vệ sinh, nước ngọt v.v
Nếu bạn muốn nhập các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn hay Thái thì bạn nên tham khảo giá từ nhiều nguồn khác nhau để tránh mua phải giá cao. Nhưng hãy thật sự cân nhắc trong thời gian ban đầu để khỏi phải nhập về nhiều nhưng bán ra gặp kho bạn nhé.
Chi phí nhập hàng tạp hóa ban đầu thông thường sẽ rơi vào khoảng 100 triệu đến 200 triệu đồng. Bạn có số vốn nhập nhiều thì giá vốn sẽ tốt và cửa hàng sẽ đạt được đa dạng sản phẩm hơn. Từ đó lượng khách hàng và doanh thu cũng dễ ổn định hơn với các cửa hàng có lượng vốn mỏng.
Chi phí thuê nhân viên
Thông thường các cửa hàng tạp hóa mới mở để tiết kiệm nguồn vốn thì chủ cửa hàng sẽ đứng ra bán hàng. Điều này giúp tiết kiệm mỗi tháng khoảng 8 triệu đồng. Tuy nhiên nếu bạn muốn thuê nhân sự đứng bán để bạn làm những công việc khác thì khả năng bạn sẽ phải tuyển 2 nhân viên, mỗi nhân viên bán 1 ca 8 tiếng. Chi phí sẽ rơi vào khoản 8 triệu đồng mỗi tháng.
Tất nhiên là bạn sẽ không cần chuẩn bị số tiền trả lương nhân viên trước vì cuối tháng mới phải chi. Trong quá trình bán hàng dòng tiền quay về sẽ giúp bạn xoay được chi phí này. Tuy nhiên mình vẫn khuyên bạn nên kỹ lưỡng dành riêng ra một khoản vốn mở quán tạp hóa để dự trù cho trả lương nhân viên phòng trường hợp cần nhập thêm hàng vào thời điểm trả lương.
Chi phí lưu động
Chi phí lưu động hay vốn lưu động là 1 khoản dự trù kinh doanh cần có khi mở cửa hàng tạp hóa. Chi phí này giúp bạn chủ động trong việc nhập thêm một cơ số hàng hóa còn thiếu hay sử dụng cho việc bù các chi phí quản lý khác khi doanh thu chưa nhiều.
Về căn bản thời gian đầu khả năng có lời của tạp hóa sẽ khá khó khi tệp khách hàng còn khá mỏng. Chính vì vậy bạn phải xác định tâm lý trước rằng mình sẽ phải tăng lượng khách hàng càng nhanh càng tốt để hạn chế dùng tới khoản chi phí lưu động này.
Mình khuyên bạn nên dự trù chi phí lưu động nằm ở mức 30 triệu đồng sẽ là hợp lý.
Chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng
Nếu bạn muốn tạo ra sự chuyên nghiệp và ấn tượng cho khách hàng trong quá trình mua hàng. Đặc biệt quản lý cửa hàng tạp hóa hiệu quả, chống thất thoát. Chắc chắn bạn sẽ cần tới 1 bộ phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa bao gồm:
- Máy tính/PC/Laptop;
- Máy in hóa đơn;
- Máy quét mã vạch
- Phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa.
Nếu bạn đã có sẵn máy tính thì chi phí để có 1 bộ phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa nêu trên chỉ khoảng 6 triệu đồng. Phần mềm quản lý bán hàng cho phép bạn dùng trong 2 năm. Sau thời gian này bạn sẽ cần thanh toán để tiếp tục sử dụng tiếp.
- Xem thêm: Top 7 phần mềm tạp hóa tốt nhất cho dùng thử miễn phí.
Chi phí khi quản lý cửa hàng tạp hóa
Như vậy số vốn cần chuẩn bị để mở cửa hàng tạp hóa 40m2 sẽ nằm ở mức 250 triệu đồng. Vậy trong quá trình vận hành các chi phí quản lý và vận hành sẽ ra sao. Bạn cần hiểu và chuẩn bị tâm lý để quản lý các khoản phí này hiệu quả.
Chi phí | Mô tả | Thành tiền |
Trả tiền mặt bằng | Trả đầu tháng | 7.000.000đ |
Lương nhân viên | Trả cuối tháng | 8.000.000đ |
Điện nước, internet | Trả cuối tháng | 1.200.000đ |
Chi phí khấu hao TSCĐ | Hoàn trả về cho chủ đầu tư | 1.000.000đ |
TỔNG | 17.200.000đ |
Như vậy số vốn mở cửa hàng tạp hóa ban đầu, bạn sẽ cần chi một khoản 17.200.000đ để vận hành và quản lý cửa hàng tạp hóa.
Hiểu về báo cáo kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Sau khi đã có những định hình cơ bản về mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn. Bạn sẽ cần đọc hiểu báo cáo hoạt động kinh doanh để thấy được tình hình lãi lỗ khi kinh doanh. Có 2 báo cáo kinh doanh cửa hàng tạp hóa cực kỳ quan trọng mà bạn cần quan tâm:
Báo cáo lãi lỗ hàng bán
Một hàng hóa bán ra với giá 10 động và nhập vào 7 đồng. Như vậy bạn sẽ lời 3 đồng cho mỗi sản phẩm bán ra. 3 đồng này sẽ được trang trải cho chi phí quản lý và một phần lợi nhuận.
Thông thường mỗi loại hàng hóa sẽ có tỷ suất lợi nhuận riêng. Có nhiều hàng hóa bạn có thể bán 1 lời 1. Nhưng cũng có sản phẩm chỉ lời được 10% mà thôi. Nếu biết cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa thì bạn có thể sử dụng các phương pháp chiêm mồi từ đó tối ưu được lợi nhuận.
Dưới đây là một báo cáo lãi lỗ hàng bán của 1 cửa hàng tạp hóa bạn có thể nhìn nhận và hiểu được báo cáo này. Lưu ý: Báo cáo này mang tính giả định chứ không phải của một cửa hàng đang hoạt động trên thực tế.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bạn bỏ ra khoản chi phí đầu tư lớn để mở cửa hàng tạp hóa, chắc chắn bạn sẽ cần quan tâm tới lãi lỗ của mình là bao nhiêu. Chính vì vậy báo cáo hoạt động kinh doanh sẽ giúp bạn rất tốt trong phần tổng hợp này thay vì bạn phải tính toán thủ công.
Dưới đây là một báo cáo hoạt động kinh doanh của một cửa hàng tạp hóa giúp bạn có thể hình dung thật chi tiết.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chủ để mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn. Rất mong những thông tin này sẽ giúp ích cho anh chị trong quá trình kinh doanh tạp hóa sắp tới. Chúc anh chị sức khỏe và thành công.
Bài viết liên quan
Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa 11 bước, lãi 20tr mỗi tháng