Tại sao quán cafe vắng khách và 08 cách thu hút khách hàng

4/5 - (4 bình chọn)

Khi bạn đang tìm kiếm về chủ đề tại sao quán cafe vắng khách thì mình tin răng bạn đang gặp vấn đề khi vận hành quán cafe. Chúng ta đều hiểu doanh thu và lợi nhuận là 2 yếu tố hàng đầu trong một dự án đầu tư. Đối với việc mở quán cafe cũng không loại trừ. Tuy nhiên để có được khách hàng, có được lợi nhuận khi kinh doanh cafe không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì vậy mà thống kê của mình cho thấy khoảng 40% chủ quán cafe sang quán trong năm đầu. Mà một lý do hết sức đởn giản đó là do quán cafe vắng khách. Vậy làm sao để cách thu hút khách hàng quán cafe. Hãy cùng Mr Quản phân tích trong bài viết này.

Tại sao quán cafe vắng khách

Tại sao quán cafe vắng khách

Những yếu tố làm quán cafe vắng khách

1. Chọn sai mặt bằng

Một sự thất rất đau lòng đối với một quán cafe đó chính là anh chị đã chọn sai mặt bằng. Điều này mình đã nói rất nhiều trong bài viết kinh nghiệm chọn mặt bằng quán cafe và cả trong bài viết những điều cần biết khi mở quán cafe. Mặt bằng luôn chiếm ít nhất 60% đến thành bại của dự án quán cafe. Nhưng khổ nổi mặt bằng sai thì làm sao mà thu hút khách hàng cho được.

Nếu anh chị đánh giá quán cafe của anh chị đã chọn sai mặt bằng. Thì khả năng cao khi đọc xong bài viết này anh chị sẽ muốn sang nó đi. Có thể là mở quán cafe mới tại địa điểm tốt hơn hoặc không làm quán cafe nữa. Thật khó khăn để đưa ra quyết định như vậy, tuy nhiên anh chị biết đấy, rút lui cũng là một chiến lược kinh doanh hợp lý nếu không thể phát triển được.

Để đánh giá mặt bằng quán cafe có đạt hay không thì có nhiều tiêu chí. Đối với bản thân mình thì có những tiêu chí sau đây để bạn có thể đánh giá khách quan.

1.1 Chỗ để xe tệ

Bạn biết đấy, Việt Nam là nước sử dụng xe máy rất đông và gần như là phương tiện thiết yếu. Mỗi người Việt Nam sở hữu trung bình 0,8 chiếc xe máy. Do vậy một chỗ để xe thuận tiện và đủ cho 80% đến 100% khách tối đa của quán là yêu cầu bắt buộc.

Chỗ để xe quán cafe
Chỗ để xe quán cafe

Thử nghĩ mà xem, bạn thuê một mặt bằng ngang 4m và sâu 15m để mở quán cafe. Bạn bố trí quán có được 30 chỗ ngồi nhưng chỗ để xe chỉ đảm bảo cho 10 chiếc xe đậu là hết đường đi. Nếu để tràn ra ngoài khả năng mất xe của khách hoặc bị Phường lập biên bản phạt 2 triệu đồng. Chính vì thế đóng vai trò là khách hàng họ sẽ rất ngại vào quán cafe của bạn. Hỏi sao mà quán cafe không vắng khách cho được.

Chỗ để xe cũng là một yếu tố gần như không thể thay đổi vì nó liên quan tới mặt bằng. Chính vì vậy khi mở quán cafe bạn rất cần cân nhắc đến yếu tố này khi chọn mặt bằng.

 

1.2 Khu vực ít khách hàng

Đây là lý do mình luôn đề cập việc nghiên cứu thị trường, nhất là khách hàng mục tiêu trước khi chọn mặt bằng mở quán cafe. Một khu vực chỉ có 100 khách hàng mục tiêu mà bạn còn phải gặp những đối thủ cạnh tranh khác ngành và cũng ngành khác. Con số này sẽ mang lại cho bạn bao nhiêu khách hàng cơ chứ. Lúc đó hỏi tại sao quán cafe vắng khách thì hơi buồn cười.

Nó cũng tương tự như nhiều người nghĩ rằng mở quán cafe tại Hà Nội sẽ thành công vang dội. Tuy nhiên bạn cũng hiểu rằng Hà Nội chuộng trà chanh hơn cafe. Nhu cầu đồ uống cafe của dân cư tại đây cũng rất khác trong Sài Gòn. Chính vì thế bạn có thể thấy không nhiều chuỗi cafe lớn tại Tp.HCM thành công vang dội tại Hà Thành.

1.3 Vị trí không thuận tiện

Mình rất đề cao các mặt bằng tại ngã tư hoặc ngã ba. Vì nó đón đường luồng dân cư rất tốt. Hoặc các chỗ quay đầu xe là những mặt bằng rất tuyệt vời để mở quán cafe. Nếu mặt bằng ở đường lộ thì nó phải có diện tích lớn ít nhất 100m2 thì mới hợp để mở quán cafe thành công. Bạn chọn mặt bằng nhỏ, không có sự khác biệt, khách hàng cũng không tiện để tấp vào quán. Lúc này thì không nên hỏi vì sao quán cafe vắng khách. Mà nên hỏi nên chuyển tới đâu để đông khách.

2. Giá bán không phù hợp

Uống một ly cafe 30 ngàn đồng 1 lần thì không sao. Nhưng mà ngày nào cũng uống thì có vấn đề thật. Nhất là đối với người có thu nhập 1 tháng dưới 8 triệu đồng. Thử hỏi tháng tiền cafe hết gần 1 triệu rồi thì tiền đâu chịu thấu.

Bạn cần định vị lại khách hàng mục tiêu của mình và đánh giá khả năng chi tiêu của họ. Từ đó lên phương án tài chính xây dựng quán cafe. Đó mới là cách làm đúng trong một quy trình mở quán cafe tiêu chuẩn. Mở quán ra mới biết mình định giá sai thì nếu có sửa giá thì bài toán tài chính cũng sẽ rất khác so với dự tính ban đầu. Nên vậy hãy cố gắng định giá menu đúng từ đầu để khỏi hối hận anh chị nhé.

Giá bán quán cafe phù hợp
Giá bán quán cafe phù hợp

2.1 Chọn sai phân khúc khách hàng

Bạn chọn phân khúc khách hàng nào, bình dân hay dân văn phòng. Người kinh doanh, sale hay là lao động phổ thông. Điều này phải xác định từ đầu khi bạn nghĩ đến việc kinh doanh cafe. Nếu bạn trả lời là bạn bán cho mọi người thì bạn hỏi câu tại sao quán cafe vắng khách là đúng rồi đấy. Bạn chả biết gì về kinh doanh cả.

Bạn phải hiểu rằng không có sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn bắt buộc phải chọn 1 phân khúc mà bạn sẽ tập trung. Bán cho dân lao động mà dùng cafe 200.000/kg, ly cafe bán 25.000đ thì khách không vào quán là đúng. Người có thu nhập cao họ cũng chẳng vào quán vì trông khá là lụp xụp, không có máy lạnh và cũng không xứng với giá tiền đó.

Vì vậy trước khi mở quán bạn phải xác định từ đầu là quán của mình sẽ bán cho ai, họ ra sao. Từ đó lựa chọn menu và giá bán cho phù hợp. Tuy nhiên đừng quá căng thẳng với khách hàng chê quán bạn mắc hơn quán bên cạnh 1.000 đến 2.000đ ly cafe nhé. Số này rất ít và không phải vấn đề quá lớn bạn cần quan tâm đâu.

Chọn sai phân khúc khách hàng thì vẫn có thể sửa được. Tuy nhiên cũng giống với giá bán nó ảnh hưởng rất lớn đến bài toán tài chính kinh doanh. Đặc biệt cách thức phục vụ, marketing cũng phải được thay đổi sao cho phù họp.

2.2 Đối thủ cạnh tranh giá bán

Mới đề cập bên trên là tới ngay với việc đối thủ cạnh tranh giá. Điều này thường đến ở các quán cafe sử dụng mặt bằng nhà để kinh doanh. Họ hoàn toàn có thể lấy số tiền thuê mặt bằng chục triệu mỗi tháng ra để đè chết giá bán của bạn. Lúc này sự khác biệt trong kinh doanh lại đóng vai trò cân bằng cán cân.

Mình chưa bao giờ và không nghĩ là bạn nên cạnh tranh về giá. Nhất là lúc bạn đã hoạch tính giá bán đúng bằng giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng. Tuy nhiên bạn buộc phải khác biệt so với đối thủ. Bạn khác biệt trong sản phẩm, cung cách phục vụ, quà tặng kèm hoặc sự sạch sẽ. Cái này là tùy vào cách bạn để ý và linh động.

2.3 Chi phí đầu tư quá lớn

Chi phí đầu tư ban đầu ảnh hưởng rất lớn tới chi phí khấu hao cố định. Từ đó dẫn tới nâng giá ly nước bạn bán ra. Chính vì thế trước khi mở quán bạn phải lên một kế hoạch tài chính quán cafe cụ thể. Đặc biệt phải xác định tối ưu số tiền mở quán cafe và đánh giá khả năng hòa vốn và có được lợi nhuận.

Trong bài viết mở quán cafe cần bao nhiêu tiền và khi nào hòa vốn mình có nói rất rõ về vấn đề này. Bạn hãy đọc và xem kỹ video trong bài nhé. Rất có ích đấy.

3. Không biết marketing

Mình phải nhắc lại cho bạn một điều trước khi đi vào vấn đề về marketing. Thứ nhất là Mặt bằng quán cafe sai thì mọi thứ đều sẽ sai. Thứ hai marketing quán cafe không phải là chạy quảng cáo facebook. Cuối cùng đó là nếu không giữ chân được khách hàng thì nên dẹp quán, đừng đổ tiền marketing làm gì cho phí. Bởi vì đơn giản quán đã không phù hợp thì có quảng bá kiểu gì cũng chỉ tốn tiền mà thôi.

3.1 Marketing truyền miệng – Hữu xã tự nhiên hương

Mở quán cafe thì marketing tốt nhất là truyền miệng. Vì bây giờ mạng xã hội nó tràn lan đánh giá, chia sẻ về các quán cafe. Do vậy mà độ tinh cậy của sử dụng mạng xã hội ngày càng thấp. Chính vì thế nếu bạn muốn marketing quán cafe tốt nhất bạn hãy tập trung vào khách hàng ở quán. Họ thấy quán bạn tốt, quán bạn hay họ sẽ khen bạn và giới thiệu khách tới cho bạn.

Marketing truyền miệng quán cafe
Marketing truyền miệng quán cafe

Mình chứng kiến không ít anh chị chỉ cố gắng kiếm hình đăng facebook chạy quảng cáo cho đẹp. Nhưng chẳng đào tạo nhân viên khuyến khích khách hàng giới thiệu khách hàng. Thậm chí làm khả tệ trong khi phục vụ khách. Cũng bởi chi phí phát triển được 1 khách mới trên internet tiêu tốn gấp 4 lần chi phí phát triển khách mới bằng kênh truyền miệng. Đặc biệt hiệu quả lại cực cao.

3.2 Không biết thu hút nhóm khách hàng

Một khách hàng thì thu được 25.000đ vậy thử hỏi 1 nhóm đi 4 khách hàng có phải bạn sẽ thu được 100.000đ không. Mà khả năng nhóm đó quay lại lần sau lại cao hơn người lẻ kia nữa. Đây là cách mình áp dụng rất thành công tại quán cafe Javi Coffee Green House tại 13 đường 7, Linh Chiểu, Thủ Đức.

Quán này có khách hàng mục tiêu chính là các bạn sinh viên. Họ thường đi theo nhóm và ngồi lại khoảng 3 tiếng đồng hồ. Ngoài ra còn 1 số nhóm thầy cô và khách lận cận cũng hay đến quán. Mình hay nói với nhân viên chỉ cần duy trì chứng đó khách là quán mình đã hòa vốn rồi. Thêm khách mới là thêm tiền lời thôi.

3.3 Không biết marketing trên không gian mạng

Điều này ứng nghiệm với anh chị, cô chú 8x trở về trớc. Trở ngại về sử dụng công nghệ khiến anh chị khó tiếp cận được khách hàng trong không gian mạng. Sẽ có lúc bạn đã tối ưu và tận dụng thời gian để có tệp khách hàng trung thành. Lúc này bạn cần mạng xã hội để tiếp cận và thu hút thêm khách hàng.

Nhiều quán cafe mở ra và chỉ biết đăng bài trên facebook. Hình ảnh thì chẳng được chăm chuốc thậm chí rất xấu xí mà cũng dám đăng lên facebook. Công nhận họ rất liều lĩnh và không sợ gì thật.

4. Không giữ chân được khách hàng

Giữ chân khách hàng đóng vai trò lớn trọng vận hành quán cafe thành công. Bản tưởng tượng mở quán cafe và thu hút khách hàng như rót nữa vào phễu. Để giữ giữ chân khách hàng như bạn giữ được bao nhiêu nước trong phễu đó. Hoặc là bạn giữ được 30 hay 80% khách hàng. Hoặc bạn tốn chi phí marketing kéo họ đến và để họ đi.

4.1 Vệ sinh quán quá tệ

Một quán cafe là nơi phục vụ ăn uống. Vệ sinh luôn là điều đầu tiên mà khách hàng ấn tượng về quán của bạn. Phần lớn quán cafe khôn giữ được khách cũng vì lý do này. Nếu bạn là chủ quán hãy đi từ ngoài quán đến quầy thu ngân, pha chế. Sau đó đi vào bàn phục vụ và đến toilet. Bạn sẽ hiểu tại sao quán cafe vắng khách ngay thôi.

Có rất nhiều quán cafe thú thật là đi vào gọi ly nước là chỉ muốn trả tiền đi ra thôi anh chị. Không thể hiểu được làm về đồ uống mà họ có thể qua loa như vậy. Thảo nào quán cafe vắng khách là đúng chứ cần gì phải thắc mắc làm gì.

Vệ sinh quán cafe
Vệ sinh quán cafe

4.2 Thái độ phục vụ lồi lỏm

Đây là điều khá dễ kiểm soát của một quán cafe nhưng lại khó phát hiện. Bạn có mặt tại quán thì nhân viên sẽ niềm nở với khách hàng. Còn khi bạn không có mặt thì sẽ có điều khác biệt diễn ra. Chính vì thế mà bạn đừng bao giờ tin vào những gì mình thấy về thái độ của nhân viên quán mình. Bạn hãy nghe những đánh giá của khách hàng.

Nhân viên niềm nở phục vụ
Nhân viên niềm nở phục vụ

Nhưng phải lưu ý với bạn rằng 80% khách hàng không hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên sẽ im lặng và bỏ đi. Chính vì vậy bạn cần sự nhạy cảm để đánh giá được tình hình và có hướng điều chỉnh.

Điều tuyệt vời nhất của một quán cafe đó là tạo ra không khí làm việc cởi mở và vui vẻ cho nhân viên. Từ đó họ sẽ lan tỏa sự thỏa mái và năng lượng đó cho khách hàng.

4.3 Quán không có không khí

Quán cafe quá văng thì khả năng là có vấn đề. Tâm lý chung người người đi ăn, đi uống họ sẽ chọn quán đông đông một tí. Vì những người đang ngồi trong quán đã kiểm nghiệm dịch vụ và sản phẩm không quá tệ. Chính vì vậy khi mà quán của bạn đang vắng tanh như chùa bà đanh thì rất khó để kéo lại hoạt động.

Không khí trong một quán cafe bao gồm: Không khí, cây xanh, nước, nhạc và vệ sinh. Bạn phải chăm chuốc nó thật tốt thì quán cafe mới có cái hồn để hút được khách hàng.

Top 8 cách thu hút khách hàng cho quán cafe

Nhưng vấn đề mình nêu ở trên khả năng đã khá đầy đủ các vấn đề mà bạn cần cho việc tìm hiểu tại sao quán cafe vắng khách. Trong mỗi mục mình cũng đã đề cập những giải pháp mà mình có kinh nghiệm thực hiện. Sau đây là điểm lại nhưng cách thu hút khách hàng cho quán cafe dành cho bạn.

Cách thu hút khách hàng quán cafe
Cách thu hút khách hàng quán cafe

1. Chọn mặt bằng quán cafe phải đúng

Hãy xác định đúng số tiền bạn cần đầu tư và lên bài toán tài chính cụ thể. Trong đó chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng chỉ chiếm tối đa 5% số tiền bạn muốn đầu tư. Tại sao lại có con số 5% này ư, kinh nghiệm của mình đúc kết được con số này. Anh chị có thể hỏi một số người đã kinh doanh cafe khác xem có đúng vậy không nhé.

Các yếu tố để chọn mặt bằng chắc mình sẽ không cần nói nhiều nữa vì các bài viết trước mình đã đề cập quá nhiều rồi. Lưu ý là khi đã mở quán thì yếu tố mặt bằng không thể thay đổi. Chính vì vậy hãy chọn mặt bằng đúng từ đầu để khỏi gặp tình huống như thế này anh chị nhé.

2. Xác định đúng khách hàng mục tiêu phù hợp

Khách hàng mục tiêu cũng là một chủ đề được mình đưa ra rất nhiều. Về căn bản nó là yếu tố rất rất quan trọng định hình rất nhiều việc kinh doanh quán cafe của bạn. Bạn cần xác định rất kỹ phân khúc khách hàng mình sẽ nhắm tới và khả năng chi tiêu của họ. Bởi vì công nhân họ chi tiêu khác với dân văn phòng. Và dân văn phòng chi tiêu cũng khác só với các quản lý, giám đốc.

Hãy vẽ ra chân dung khách hàng thật cụ thể và đánh giá tiềm năng của nhóm khách hàng. Từ đó bạn sẽ đưa ra một phương án kinh doanh cụ thể. Ví dụ tôi mở một quán cafe bên khu Thảo Điền Quận 2. Tôi định vị khách hàng mục tiêu như sau:

  • Khách Tây chiếm 60%, sinh viên các trường lân cận 30% còn lại là khách khác;
  • Nam chiếm 70% phần lớn họ uống cafe đen và cafe sữa;
  • Mức chi tiêu trung bình khoản 25.000đ cho một ly cafe chuẩn pha phin ngon;
  • Khách tập trung vào thời gian sáng và tối. Thời gian khác trong ngày đa phần uống các món nước giải khát;

3. Thiết lập menu và giá bán phù hợp với khách hàng mục tiêu

Menu và giá bán là 2 trụ cột của một căn nhà kinh doanh cafe. Trong khi menu ở phân khúc quán cafe cóc không quá quan trọng thì với phân khúc tầm trung nó lại là câu chuyện rất khác. Menu cần được thiết lập sao cho phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới.

Tôi luôn đưa ra các món mồi để thu hút khách hàng. Những món thật sự hấp dẫn và thu hút khách hàng trung thành tới quán. Ví dụ như ly cafe sữa tôi làm rất đặc biệt và bán chỉ với giá 20.000đ/ly. So với đối thủ là 25.000đ. Tôi gần như lấy được toàn bộ khách hàng muốn uống cafe sữa ngon và chấp nhận lợi nhuận ít đi. Nhưng khách đã ghiền cafe của tôi thì khó mà qua được bên đối thủ. Sau 1 năm tôi sẽ bắt đầu điều chỉnh giá bán cho phù hợp hơn.

4. Tạo ra sự khác biệt thay vì cạnh tranh giá với đối thủ

Bạn là người đi sau thì sẽ rất khó để vượt mặt các đối thủ trong khu vực về doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy cần sự khác biệt để cạnh tranh với họ. Như kinh nghiệm tại quán cafe Javi Coffee Green House của tôi sát sườn có một quán cafe sân vườn giá khá rẻ. Tôi chấp nhận làm phân khúc cao hơn nhưng sử dụng các thực phẩm sạch có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Tôi show cho khách hàng thấy những chứng nhận đó giúp họ hiểu được định vị phân khúc của tôi.

Tôi không giành khách của quán bên cạnh, tôi phát triển một phân khúc khách hàng mới với mức cạnh tranh ít hơn, doanh thu và lợi nhuận cũng ổn hơn với quán có sẵn.

5. Tăng cường marketing truyền miệng, thu hút các nhóm khách hàng và truyền thông mạng xã hội

Đừng ngần ngại sử dụng cách marketing quán cafe được mình chia sẻ. Nó hơi dài nhưng đã được rất nhiều người áp dụng và thành công. Bạn cần đưa ra những chương trình marketing thu hút và giữ chân khách hàng thật sự cụ thể. Nhờ vậy lượng khách đến quán cafe sẽ được cải thiện hằng ngày. Cũng đừng quá kỳ vọng quán cafe sẽ tăng hơn 50% khách mỗi tháng. Vì căn bản ngành cafe nó không diễn biến khách hàng như vậy.

Đối với các kênh truyền thông mạng xã hội hãy tạo cho mình một Fanpage quán cafe, tạo map và học cách seo map quán cafe của mình. Có thể bạn sẽ thấy những kết quả rất khác biệt đấy.

6. Đảm bảo vệ sinh quán tốt và được duy trì bằng mô tả công việc nhân viên

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng của bạn. Nếu bạn càng dễ thỏa mãn đối với vệ sinh quán xuề xòa, khách hàng sẽ bỏ chạy sớm thôi. Kinh nghiệm của mình là bạn phải có mô tả công việc nhân viên phục vụ quán cafe. Nhân viên làm theo đúng checklist chắc chắn vệ sinh quán sẽ được đảm bảo.

Việc vệ sinh quán cafe tốt giúp khách hàng có ấn tượng rất tốt về bạn. Đơn cử như quán cafe Gạch sát gần quán cafe của tôi tại Thủ Đức. Quán cực kỳ sạch đặc biệt là toilet có mùi hoa hồng rất thơm. Đi uống cafe mà tôi chỉ muốn ở trong Toilet là anh chị hiểu được khả năng giữ khách hàng đến mức thế nào rồi đấy.

7. Lựa chọn nhân viên phù hợp có thái độ phục vụ tốt

Có quy trình chào hỏi và phục vụ khách hàng. Đặc biệt những điều cấm kỵ trong phục vụ phải được nêu ra và yêu cầu nhân sự nghiêm túc thực hiện. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn mà, nên bạn nên tuyển dụng những bạn nhân viên có đạo đức và đàng hoàng. Đừng vì thiếu nhân sự mà cố gắng tuyển cho đủ mà không chọn lọc. Vì rất dễ những nhân viên không có thái độ phục vụ tốt sẽ gây cho bạn rất nhiều rắc rối đấy.

Để đảm bảo nhân viên phục vụ khách hàng tốt bạn phải đối đãi với họ tốt. Để họ yêu quán và tin tưởng, trung thành với bạn. Khi tâm lý họ vui và thoải mái thì chắc chắn họ sẽ lan tỏa năng lượng này đến với khách hàng.

8. Tạo không khí sạch sẽ, phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Không gian bao gồm cây cối, nhạc và văn hóa phục vụ. Có nhiều quán cafe chỉ cần nhìn qua là bạn sẽ thích ngay và chỉ muốn đến với nó liên tục mà thôi.

Trên đây là chia sẻ của mình cho chủ đề tại sao quán cafe vắng khách và các cách thu hút khách hàng quán cafe. Rất mong bạn sẽ rút ra được cho mình những thông tin có giá trị và áp dụng cho hoạt động quán cafe của mình.

Nếu bạn có nhu cầu mua phần mềm quản lý bán hàng quán cafe. Hãy liên hệ 0929 292 606 để được mình tư vấn trực tiếp.

Bài viết liên quan

10 cách nhân viên bán hàng gian lận tiền của quán nhà hàng, cafe

Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.

Block "block-lien-he" not found

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
DMCA.com Protection Status